Đường Vành đai 4: Giảm 5.000 tỷ đồng tiền GPMB so với ban đầu
Đại diện TEDI (Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải) cho biết trong buổi hội thảo trực tuyến về đường vành đai 4 do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì: "Sau khi rà soát, vốn giải phóng mặt bằng còn 19.600 tỷ, giảm gần 5.000 tỷ so với tính toán ban đầu".
- 15-02-20223 loại giấy tờ quan trọng sắp bị "khai tử"
- 15-02-2022Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, còn TP. Hồ Chí Minh thì sao?
Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội thảo trực tuyến "Tham gia ý kiến với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Vốn giải phóng mặt bằng giảm 5000 tỷ so với kế hoạch ban đầu
Trước đó, TP. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang đã thống nhất đưa tuyến Vành đai 4 đi theo tuyến trên cao 100% vừa phát triển giao thông, vừa phát triển quỹ đất.
Tuy nhiên, hiện nay TEDI đã đề xuất 1 số điểm đi thấp vừa giảm kinh phí đầu tư, vừa bảo đảm quỹ đất và giao thông, phát triển đô thị hai bên một cách hiệu quả như tại Hà Nội, Bắc Ninh và KCN Phố Nối (Hưng Yên)… có thể phát triển quỹ đất hai bên đường.
Đại diện TEDI cho biết: "Sau khi rà soát, vốn giải phóng mặt bằng còn 19.600 tỷ, giảm gần 5.000 tỷ so với tính toán ban đầu".
Bản đồ quy hoạch dự án Vành đai 4
Về tuyến đường Vành đai 4
Đại diện TEDI cho biết, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 và cần hoàn thành vào năm 2020 nhưng đã bị chậm tiến độ. Vì vậy, dự án cần cấp thiết xây dựng đường Vành đai 4 để giảm thiểu ách tắc giao thông, tạo không gian phát triển cho Hà Nội và một số địa phương.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh tại hội thảo, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 có ý nghĩa tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội và toàn bộ Vùng Thủ đô. Qua đó, góp phần kết nối các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm, mà hiện nay tuyến đường Vành đai 3 đang đảm nhiệm và đã chịu quá tải trầm trọng.
Khi có dự án đi vào hoạt động, tuyến đường Vành đai 4 sẽ giảm ùn tắc cho Vành đai 3; góp phần phát triển đô thị 2 bên tuyến; góp phần phục vụ công tác an ninh, quốc phòng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94127 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021 - 2028; đi qua địa phận Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, tuyến đường đi qua 7 huyện của Hà Nội với 58,2 km; Hưng Yên 19 km; Bắc Ninh 25,6 km và tuyến nối với QL18 dài 9,7 km.
Quy mô hoàn chỉnh bao gồm 6 làn xe cao tốc với 3 cầu vượt vượt sông. Cụ thể, 2 cầu vượt sông Hồng là cầu Hồng Hà (dài 5 km) và cầu Mễ Sở (dài 2,6 km), 1 cầu lớn vượt sông Đuống (dài 990 m)...
Theo TEDI, đơn giá xây dựng 1 km đường tiêu chuẩn cao tốc tham chiếu từ các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 ước tính khoảng 94,69 tỷ đồng/km. Đơn giá xây dựng 1 km đường bên đường đô thị loại 1 và đường bên đường đô thị loại 2 tham chiếu theo suất đầu tư ô tô cấp 3 đồng bằng và đường ô tô cấp 4 đồng bằng với chỉ tiêu 24,07 tỷ đồng/1km.