MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Economist: Kinh tế Mỹ đang suy thoái từng phần?

30-08-2019 - 15:30 PM | Tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế, việc xác định một thị trường có suy thoái hay không là rất khó, cũng như việc dự đoán các dấu hiệu của chúng chỉ mang tính tham khảo. Dẫu vậy, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ bất ổn hiện nay ngày một nhiều, làm gia tăng những nghi ngờ về một cuộc khủng hoảng mới theo chu kỳ 10 năm kể từ cuộc suy thoái 2008.

Tháng 11/2018, hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng GM của Mỹ cắt giảm hàng nghìn lao động tại Mỹ. Đầu tháng 8/2019, hãng thép US Steel sa thải 200 công nhân ở Michigan. Doanh số bán xe van giảm 23% trong 12 tháng tính đến tháng 7/2019, đe dọa hàng nghìn lao động trong ngành tại bang Indiana.

Không riêng gì mảng sản xuất, lao động trong nhiều ngành khác như bán lẻ, dầu khí, dịch vụ… cũng đang đối mặt rủi ro mất việc làm ở Mỹ.

Trong các tháng gần đây, khoảng 5 triệu lao động tại Mỹ đã mất việc làm, trong đó 2 triệu người là bị sa thải.Trớ trêu thay, sản lượng sản xuất và tổng số việc làm trên toàn nước Mỹ lại tăng, tạo nên những dấu hiệu trái chiều cho các chuyên gia.

Theo phân tích, một số vùng tại Mỹ trên thực tế đã lâm vào suy thoái và những dấu hiệu trái chiều của thị trường chỉ cho thấy sự mất kết nối giữa các vùng kinh tế của Mỹ.

Economist: Kinh tế Mỹ đang suy thoái từng phần? - Ảnh 1.

Một cuộc suy thoái ngầm đã bắt đầu?

Trước khi đi vào các con số, chúng ta cần hiểu suy thoái là gì. Đây là một hiện tượng suy giảm hoạt động kinh doanh, sản xuất của nền kinh tế. Nhu cầu và các đơn hàng giảm mạnh trên mọi ngành. Tuy nhiên tại Mỹ, một số ngành, vùng kinh tế suy giảm mạnh trong khi một số nơi lại tăng mạnh, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng tăng trưởng của Mỹ không thực sự bền vững.

Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra theo nhiều cách, từ giá dầu biến động cho đến sự sụp đổ của thị trường tài chính hoặc bong bóng bất động sản. Bất chấp nguyên nhân là gì thì Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) luôn trải qua vài vòng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát lên quá cao. FED đã tăng lãi suất 2 lần trong năm 2018 và dù cực kỳ thận trọng với việc điều chỉnh lãi suất trong năm nay, chúng ta vẫn nhận thấy được sự bối rối của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc đánh giá nền kinh tế là đang tăng trưởng hay đối mặt rủi ro suy thoái.

Ngoài ra, hầu hết mọi cuộc suy thoái trong lịch sử Mỹ đều ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, nơi có tỷ lệ tín dụng hầu như cao nhất ngành. Đây cũng là nơi thể hiện tín hiệu chính xác nhất về nền kinh tế trước mỗi cuộc khủng hoảng.

Trước khi cuộc đại khủng hoảng năm 1930 tại Mỹ diễn ra, đầu tư bất động sản nơi dây đã suy giảm từ 2 năm trước. Lịch sử lặp lại 1 lần nữa khi tỷ lệ việc làm trong ngành bất động sản đạt đỉnh năm 2006 rồi suy giảm, trước 2 năm khi suy thoái 2008 diễn ra.

Hiện nay, đầu tư bất động sản tại Mỹ đã bắt đầu suy giảm từ năm 2018 còn tỷ lệ lao động trong ngành cũng đã bắt đầu giảm từ tháng 3/2019.

Tất nhiên, tình hình có thể thay đổi sau khi FED cắt giảm lãi suất vào tháng 7/2019 và có thể giảm một lần nữa vào tháng 9/2019. Khi đó lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư vào bất động sản.

Economist: Kinh tế Mỹ đang suy thoái từng phần? - Ảnh 2.

Tuy nhiên bất động sản không phải mảng kinh tế duy nhất nhạy cảm với suy thoái. Ngành sản xuất của Mỹ cũng có thể báo trước nền kinh tế đang phải đối mặt với rủi ro gì. Việc đồng USD quá mạnh so với nhiều nước khiến xuất khẩu khó khăn còn các doanh nghiệp thì đau đầu với những khoản nợ chưa thể trả.

Quay ngược lại năm 2006, tỷ lệ lao động trong ngành sản xuất hàng hóa lâu bền (Durable Goods) đạt đỉnh rồi suy giảm, trước 2 năm cuộc khủng hoảng 2008 diễn ra. Năm nay, tình hình cũng chẳng mấy khả quan hơn khi chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất Mỹ suy giảm từ tháng 8/2019.

Kể từ tháng 12/2018, sản lượng ngành sản xuất của Mỹ đã giảm 1,5% còn số thời gian làm việc của lao động trong ngành cũng đi xuống. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nhưng lý do chính là do nhu cầu trong nước đi xuống. Doanh số bán xe nội địa tại Mỹ đã giảm trong những tháng gần đây, cho thấy người tiêu dùng ngày càng lo sợ trước viễn cảnh suy thoái và hạn chế chi tiêu những món tiền lớn.

Tại các ngành kinh tế khác, dấu hiệu suy giảm hay tăng trưởng khó được dự đoán là tín hiệu tốt hay xấu cho nền kinh tế do sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Ví dụ trước đây ngành dầu mỏ thuê thêm nhân công là dấu hiệu xấu bởi chúng đồng nghĩa với tăng giá dầu. Tuy nhiên ngày nay với công nghệ khai thác dầu đá phiến, chuyên thuê thêm lao động là bình thường, thậm chí nếu ngành dầu mỏ giảm lao động lại là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế.

Economist: Kinh tế Mỹ đang suy thoái từng phần? - Ảnh 3.

Tăng giảm số lao động trong các ngành phi nông nghiệp tại các bang của Mỹ

Một ví dụ khác là sự suy giảm lao động trong ngành bán lẻ từng được coi là tín hiệu cực xấu nhưng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngành bán lẻ Mỹ đã suy giảm trong 2,5 năm nay mà chẳng có chuyện gì xảy ra. Tất nhiên việc ngành bán lẻ tiếp tục đi xuống có thể chẳng phải tín hiệu tốt lành gì nhưng khó để đánh giá nền kinh tế qua mảng này khi thương mại điện tử lên ngôi.

Bỏ qua sự trái ngược trong tăng giảm của các ngành kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ đang bước vào thời kỳ nhạy cảm khi dù tăng trưởng tổng thế tốt nhưng một số vùng, bang đã lâm vào suy thoái. Sự suy giảm của các ngành bán lẻ, sản xuất, xây dựng đã khiến nhiều bang dựa vào những ngành này lao đao.

Ví dụ tại Indiana, hơn 100.000 lao động ngành sản xuất đã mất việc làm, tương đương 4% tổng lao động toàn bang. Đây là bang mới nhất nằm trong số những vùng kinh tế có tỷ lệ mất việc làm ngày một đông. Những bang còn lại bao gồm Ohio, Pennsylvania và Michigan.

Đây là những vùng trọng điểm của ngành sản xuất tại Mỹ và sự suy giảm của chúng có thể là dấu hiệu đầu tiên trên con đường chìm vào suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo AB

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên