Ecuador: Đập do Trung Quốc xây, mới 2 năm đã có hơn 7.600 vết nứt
Sau 2 năm khánh thành, đập thủy điện khổng lồ Coca Codo Sinclair ở Ecuador, do Trung Quốc bỏ vốn và xây dựng, đã xuất hiện 7.648 vết nứt làm phá nát kết cấu của đập.
- 18-11-2018Tân tổng thống Maldives: Ngân sách nước nhà be bét vì nợ Trung Quốc
- 27-07-2018Lo sập bẫy nợ Trung Quốc
- 24-08-2016[Chart] Nợ Trung Quốc: Ngày càng phình to, tăng ngày càng nhanh
- 01-12-2015Tỷ lệ nợ Trung Quốc vẫn an toàn song kết cấu không hợp lý
- 17-07-2013Mỹ nợ Trung Quốc 1.316 tỷ USD
Nhiều thập kỷ qua, giới chức Ecuador lên tiếng cảnh báo về con đập khổng lồ nằm trong rừng ngay bên dưới ngọn núi lửa Reventador vẫn phun những cột tro bụi lên bầu trời. Còn các nhà khí tượng học đã dự báo một trận động đất có thể xóa sạch vết tích con đập.
Những đường dây điện giăng mắc cho đập Coca Codo Sinclair. Ảnh; NYT
Con đập này từng được kỳ vọng sẽ giúp Ecuador thoát ra khỏi đói nghèo nhưng nó đã là một phần của một xì-căng-đan quốc gia nhấn chìm đất nước này trong tham nhũng, những khoản nợ khổng lồ và một tương lai cột chặt vào Trung Quốc.
Gần như mọi quan chức liên quan đến công trình xây dựng đập Coca Codo Sinclair hoặc bị cầm tù hoặc bị kết án với các buộc tội nhận hối lộ từ Trung Quốc, trong đó có một cựu phó tổng thống, cựu bộ trưởng điện năng và thậm chí cả một cựu quan chức chống tham nhũng theo dõi dự án này.
Ecuador hiện nợ Trung Quốc khoảng 19 tỉ USD, không chỉ vì con đập này mà cả nhiều cây cầu, xa lộ, trường học, bệnh viện và một số con đập khác mà chính phủ nước này đang xoay xở để trả.
Núi lửa phun trào tro bụi ngay cạnh con đập. Ảnh: NYT
Trong khi đó, Trung Quốc thu hồi vốn bằng cách khác. Để giải quyết khoản nợ, Trung Quốc nắm giữ 80% hàng xuất khẩu giá trị nhất của Ecuador - đó là dầu mỏ - bởi vì nhiều hợp đồng được thanh toán bằng dầu chứ không phải bằng USD.
Thực vậy, Trung Quốc lấy dầu mỏ để trừ nợ, sau đó bán dầu kiếm thêm lợi nhuận.
Vì thế, bơm đủ dầu để trả nợ Trung Quốc đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với Ecuador, quốc gia đang ngày càng khoan sâu hơn trong rừng Amazon, đe dọa tình trạng phá rừng tệ hại hơn nữa.
Thế nhưng, điều đó vẫn không đủ. Bị nợ nần ràng buộc, Tổng thống Lenín Moreno đã cắt bớt khoản chi tiêu xã hội, một số cơ quan chính phủ và hơn 1.000 việc làm. Hậu quả là, hầu hết giới chuyên gia kinh tế đều cho rằng đất nước này sẽ trượt dài vào tình trạng suy thoái, khiến dư luận phẫn nộ.
Toàn cảnh con đập khổng lồ ở Ecuador. Ảnh: NYT
Báo The New York Times nhận xét Trung Quốc đã lên kế hoạch từ cách đây 1 thập kỷ khi tràn vào Mỹ Latin trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ném cho các chính phủ khu vực này một sợi dây cứu nạn về kinh tế và hứa hẹn sẽ đối xử với nhau như những quốc gia bình đẳng - một cú đánh hiển nhiên nhắm vào sự thống trị của Mỹ.
Điều đó có tác dụng. Hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ Latin, Trung Quốc đồng thời gieo rắc ở khu vực này những khoản nợ nần qua những công trình cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Bắc Kinh còn thu hoạch những lợi ích về chính trị, khiến các nước Mỹ Latin cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Đáng nói là, Trung Quốc chưa hề bao giờ đối mặt nhiều nguy cơ về tài chính khi áp dụng phương thức vẫn áp dụng để kiếm được hàng tỉ USD nợ nần khắp thế giới đang phát triển.
Ngay trong tháng 12 này, Tổng thống Ecuador đã bay sang Trung Quốc để tái thương lượng về một phần khoản nợ của nước này và vay thêm 900 triệu USD.
Ngay cả trong trường hợp mọi sự diễn ra hoàn hảo, Ecuador vẫn phải trả nợ cho Trung Quốc. Chỉ riêng khoản vay nợ 1,7 tỉ USD của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc với lãi suất 7% trong 15 năm, Ecuador phải thanh toán 125 triệu USD/năm tiền lãi.
Như thế, dĩ nhiên là, người dân Ecuador phải hứng chịu gánh nặng nợ nần.