Eric Yuan – Con đường từ kỹ sư Trung Quốc vô danh đến tỷ phú công nghệ trên đất Mỹ
Eric Yuan đã đi một con đường thật dài và khó khăn từ việc thành lập ra một công ty công nghệ mới tại Bắc Kinh và rồi phát triển nó lên thành công ty niêm yết trên sàn Nasdaq.
- 19-04-2019Từng là start-up đình đám được định giá 24 tỷ USD khiến Facebook phải chạy theo 'bắt chước', công ty của tỷ phú trẻ Evan Spiegel chỉ còn vỏn vẹn hơn 3 năm để chống chọi trước nguy cơ sụp đổ
- 18-04-2019Câu chuyện từ chàng sinh viên làm việc 5 phút/ngày kiếm 1 triệu USD/tháng đến tỷ phú "liều ăn nhiều" khét tiếng làng công nghệ của Masayoshi Son
- 16-04-2019Tỷ phú người Pháp sẽ quyên góp 100 triệu euro để hỗ trợ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà sau vụ cháy dữ dội
Ngay cả bạn bè thân nhất của Eric Yuan, người tư vấn cho ông lâu năm nhất và cả những nhà đầu tư ban đầu cũng không tin rằng Zoom cần phải tồn tại. Năm 2011, khi đó thị trường đã có quá nhiều các phần mềm họp trực tuyến từ Google, Skype, GoToMeeting và Cisco – nơi ông Yuan đang làm việc cũng có phần mềm riêng của công ty mình.
Cựu giám đốc bộ phận phát triển doanh nghiệp tại Cisco và giờ đây đang làm nhà đầu tư cũng như thành viên ban điều hành của Zoom, ông Dan Scheinman, nói: “Ông ấy đã gia nhập vào một thị trường mà mọi thứ đã được cung cấp đầy đủ. Ông ấy cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn”.
Năm 1997, kỹ sư Yuan đã rời Trung Quốc để đến làm việc tại thung lũng Silicon – Mỹ ở tuổi 27. Khi được hỏi về nhận xét với những sản phẩm đã có từ trước đó trên thị trường, ông nói rằng vấn đề với các sản phẩm này nằm ở chỗ chẳng ai thích dùng chúng ta, và rằng hệ thống code mà ông ấy viết cho WebEx từ 2 thập kỷ trước hiện vẫn đang được sử dụng.
Trong cương vị một kỹ sư phần mềm với nhiều bằng sáng chế trong tương tác dựa trên thời gian thực, ông biết rằng điện thoại thông minh và máy tính bảng sẽ có thể có nhiều tác dụng hơn nữa với việc họp trực tuyến.
Chính vì vậy, Yuan đã bỏ qua nhiều lời chỉ trích và lắng nghe người dùng, sự kiên nhẫn của ông đã mang lại thành công.
Sau khi cổ phiếu Zoom chào sàn trong ngày thứ Năm, giá trị của công ty được tính toán ở mức 15,9 tỷ USD. Cổ phiếu của Zoom tăng 72% trong ngày giao dịch đầu tiên lên mức chốt phiên 62USD/cổ phiếu. Công ty huy động được 356,8 triệu USD trong đợt IPO này.
Việc Zoom được định giá cao là kết quả của tăng trưởng doanh thu đạt 118% trong năm 2018 cùng với chất lượng sản phẩm tuyệt vời của một công ty phần mềm đang phát triển.
Hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng phần mềm của Zoom, nhiều công ty tận dụng lợi thế sản phẩm được cung cấp miễn phí, ngoài ra có 344 công ty chấp nhận trả 100 nghìn USD/năm. Ông Yuan, hiện sở hữu 20% cổ phần, đã trở thành tỷ phú mới nhất trong ngành công nghệ với lượng cổ phiếu nắm giữ trị giá 2,9 tỷ USD.
Có thể nói, ông Yuan đã đi một con đường thật dài và khó khăn từ việc thành lập ra một công ty công nghệ mới tại Bắc Kinh và rồi phát triển nó lên thành công ty niêm yết trên sàn Nasdaq và trở thành CEO của một trong 10 công ty phần mềm đám mây được định giá cao nhất thế giới.
Có quá nhiều kỹ sư phần mềm Trung Quốc với vị trí cao, thế nhưng bạn sẽ không thấy họ khởi nghiệp và phát triển công ty cho đến khi niêm yết được cổ phiếu trên sàn. Trên thực tế, chẳng có công ty nào trong nhóm 50 công ty thuộc chỉ số Bessemer Nasdaq Emerging Cloud có CEO người Trung Quốc.
Ông Yuan đã vượt qua tất cả để đến được thung lũng Silicon, hồ sơ xin visa của ông bị từ chối đến 8 lần. Cuối cùng ông đã xin được visa Mỹ vào năm 1997, để đến Mỹ làm việc trong bộ phận phát triển hệ thống họp trực tuyến của WebEx, khi đó ông gần như không nói được tiếng Anh.
Kể lại quãng thời gian ban đầu đến Mỹ, ông Yuan nói: “Trong khoảng vài năm đầu tiên, tôi chỉ lập trình và tôi cực kỳ bận”. Ông đã không theo học các khóa tiếng Anh mà lựa chọn học tiếng Anh từ đồng nghiệp.
Ông đã thăng tiến qua các vị trí để trở thành người đứng đầu bộ phận kỹ thuật, năm 2007 khi Cisco thực hiện vụ thâu tóm trị giá 3,2 tỷ USD, ông vẫn giữ vị trí này. Sau đó 4 năm ông rời khỏi công ty.
Tháng 4/2011, ông Yuan gọi cho Scheinman đi uống trà và nói về ý tưởng của mình.
Sheinman đã rời khỏi Cisco trong cùng tháng, ông quá hiểu Yuan có kinh nghiệm và kiến thức ra sao trong mảng video. Họ từng kết thân với nhau khi làm việc Cisco, ông Yuan thể hiện được khả năng của một người giỏi nghề và đáng tin cậy.
Trong 2 năm đầu hoạt động của Zoom, công ty chỉ bao gồm một nhóm nhỏ, phần lớn các kỹ sư từ WebEx. Sản phẩm đầu tiên của Zoom được tung ra vào năm 2013, và có quá ít nhân sự đến nỗi chính ông Yuan phải tự email cho khách hàng mỗi khi có khách hàng nào đó hủy đăng ký dịch vụ của Zoom.
Ông sẽ nói chuyện trực tiếp với họ để hiểu họ đang gặp vấn đề gì và rằng có thể giải quyết vấn đề ra fao. Và sau đó nhiều khách hàng đã trở lại.