MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EU cân nhắc áp đặt giá trần với dầu thô của Nga

29-04-2022 - 14:23 PM | Tài chính quốc tế

EU cân nhắc áp đặt giá trần với dầu thô của Nga

Đức và các nước thành viên EU đang cân nhắc về việc áp đặt giá trần đối với dầu nhập khẩu của Nga như cách Mỹ đã làm.

Những quan chức EU đang cân nhắc áp dụng gói trừng phạt thứ 6 - giới hạn giá dầu để tăng mức hình phạt đối với Moscow sau hai tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Các nhà phân tích cũng gợi ý biện pháp thay thế khác là áp đặt thuế quan đối với dầu mỏ của Nga, buộc nước này phải giảm giá để duy trì tính cạnh tranh.

Các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể thống nhất cách thức để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, vốn là lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Theo số liệu thống kê, hơn 1/4 lượng dầu thô của EU được nhập khẩu từ Nga, đem lại doanh thu hơn 13 tỷ Euro cho nước này kể từ khi căng thẳng nổ ra.

Đức và các quốc gia khác đã bác bỏ lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vì lo sợ nguy cơ gây tổn hại cho ngành công nghiệp của quốc gia. Cùng lúc đó, các quan chức EU cũng cho rằng lệnh cấm vận có thể làm tăng giá dầu và đẩy mạnh doanh thu của Điện Kremlin.

Mỹ đã ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga vào tháng trước, nhưng nước này không khuyến khích EU làm điều tương tự. Điều này cho thấy nhiều nước không thể không phụ thuộc năng lượng của Nga, tạo nguy cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên Washington có thể gây khó khăn cho Moscow bằng cách đe dọa trừng phạt đối với bất kỳ nước nào dự định mua dầu của Nga với giá cao hơn.

Một số quốc gia thành viên EU, bao gồm cả Đức, từ lâu đã có tư tưởng phản đối các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ Mỹ. Các nhà chức trách Đức cho rằng việc áp đặt giá cả sẽ rất khó khăn và có thể vi phạm thỏa thuận giữa Nga và các nước thành viên EU. Trái lại, Ý lên tiếng ủng hộ biện pháp giới hạn giá năng lượng của Nga.

Một quan chức ở Berlin cho biết dầu của Nga được nhập khẩu tại Đức bởi các công ty tư nhân. "Nên nếu như giới hạn giá cả, bất cứ bên nào cũng sẽ phải chịu chênh lệnh. Và chúng tôi không đồng ý bước đi này", ông nhận định.

Thay vào đó, Berlin đang tập trung nỗ lực loại bỏ dần dầu của Nga. Bộ Kinh tế cho biết nước này sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu vào mùa hè và dự tính đến cuối năm nay, Đức sẽ "hầu như không phụ thuộc" vào dầu của Nga.

Theo Vortexa, một công ty phân tích dầu ở Anh, kể từ khi căng thẳng Ukraine bắt đầu, ngành xuất khẩu dầu theo đường biển của Nga đã phục hồi và đạt hơn 100.000 thùng/ngày so với mức trung bình năm 2021. Châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu về lượng dầu nhập khẩu nội địa.

Theo Natasha Kaneva, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hoá toàn cầu tại JPMorgan, nếu EU áp dụng chính sách cấm vận dầu mỏ, Nga chỉ có thể xuất khẩu được hơn 1 triệu thùng/ngày cho những nước không phải EU, còn tồn kho 4 triệu thùng. Trong tổng số lượng dầu xuất khẩu sang Châu Âu, khoảng 0.7 triệu thùng đã buộc phải chuyển hướng mỗi ngày.

https://cafef.vn/eu-can-nhac-ap-dat-gia-tran-voi-dau-tho-cua-nga-nham-giam-su-phu-thuoc-nang-luong-20220429094040034.chn

Minh Nguyễn

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên