EU cho phép thu giữ điện thoại cá nhân và ô tô của công dân Nga
Ủy ban Châu Âu cho biết các thiết bị và phương tiện từ Nga không được phép di chuyển hoặc mang vào khối này kể cả đi du lịch.
- 10-09-2023EU áp giá carbon: Ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền
- 08-09-20235 nước EU từ chối mặt hàng chủ lực của Ukraine, TT Zelensky "không thể bình tĩnh" tung ngay "tối hậu thư"
- 07-09-2023"Tượng đài" ô tô Đức lung lay trước các đối thủ "Made in China": Đầu tàu kinh tế EU đang gặp chuyện gì?
Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận rằng, công dân Nga bị cấm mang theo nhiều vật dụng cá nhân khi đi du lịch tới Liên minh châu Âu (EU). Danh sách cấm từ ô tô cá nhân, điện thoại thông minh, xà phòng, thậm chí cả giấy vệ sinh đều không được mang vào khối ngay cả khi quá cảnh hoặc đi du lịch.
“Việc sử dụng các phương tiện cá nhân hay thương mại đều sẽ bị phạt miễn chúng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm vận" , thông báo của EC ngày 8/9 nêu rõ.
Tuyên bố của EC cho biết lệnh cấm bao gồm “các phương tiện mang biển số Nga” và “được đăng ký tại Nga”. Việc EC làm rõ các lệnh trừng phạt mới được đưa ra sau một loạt vụ việc trong đó cơ quan hải quan Đức tịch thu ô tô tư nhân của Nga vào nước này kể từ tháng 7/2023.
Moskva sau đó cáo buộc Berlin “ăn cắp” tài sản cá nhân của công dân Nga và cảnh báo công dân nước này không được mang ô tô vào Đức. Chính quyền Đức biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga ngay từ năm 2014 và mở rộng sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
EC thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng không chỉ ô tô mà nhiều loại hàng hóa cá nhân khác cũng phải chịu lệnh trừng phạt nếu chúng có nguồn gốc từ Nga. Đồng thời nói thêm rằng bất kỳ hàng hóa hay phương tiện nào được liệt kê trong Phụ lục 21 - quy định của EU về các biện pháp trừng phạt đối với Nga đều bị cấm.
Phụ lục liệt kê hơn 180 loại hàng hóa, ngoài phương tiện cá nhân, bao gồm điện thoại thông minh, máy ảnh, quần áo phụ nữ, các loại túi xách, giày dép, xà phòng, nước hoa và thậm chí cả giấy vệ sinh.
Các quốc gia NATO và EU lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva vào năm 2014, khi Crimea trưng cầu dân ý sáp nhập và trở thành một phần của Nga. Moskva khẳng định rằng các hạn chế thương mại và tịch thu tài sản cũng như các tài sản khác của Nga là bất hợp pháp và tương đương với hành vi trộm cắp.
vtc.vn