EU chưa thể "xuống tay" với Nga ở một lĩnh vực: Giấc mơ của Điện Kremlin sẽ thành sự thật?
Bất chấp các lệnh trừng phạt, Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục hợp tác trong các dự án kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga.
- 26-10-2023iPhone 15 “binh bại như núi đổ” tại Trung Quốc và điều kỳ lạ xuất hiện ở chợ công nghệ hàng đầu Thâm Quyến
- 26-10-2023Kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,9% trong quý III, mạnh nhất kể từ quý IV/2021
- 26-10-2023Dùng kíp nổ đặc biệt với lực tác động ‘êm’ như...1 bước chân, Trung Quốc thành công xây dựng công trình ‘xuyên đất’ sâu 102 mét ngay dưới Vạn Lý Trường Thành
Tờ Foreign Policy nhận định, vào tháng 7, khoảng 1 tuần sau khi các nhà lãnh đạo NATO cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh ở Litva, Tổng thống Nga Vladimir Putin có lẽ đã "mỉm cười" khi chứng kiến một trong những công trình lớn nhất thế giới được vận hành từ một công trường xây dựng ở Murmansk - một thành phố của Nga trên biển Barents.
Dự án này dự định được đặt ở Bán đảo Gydan ở Siberia. Tại đây, nó sẽ liên kết với cơ sở hạ tầng trên đất liền để bắt đầu làm lạnh một lượng lớn khí đốt nhằm biến chúng thành dạng lỏng.
Công nghệ phương Tây
Foreign Policy cho biết, cơ sở - nơi đặt dây chuyền sản xuất đầu tiên của dự án khai thác và hóa lỏng khí đốt quy mô lớn được gọi là Arctic LNG 2, phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư quốc tế và công nghệ phương Tây. TotalEnergies (Pháp) tự hào công bố tổng mức lãi suất cho dự án là 21,6% khi dự án này ra mắt vào năm 2019, cùng với 2 nhà đầu tư khác từ Trung Quốc và Nhật Bản. TotalEnergies sau đó đã tuyên bố từ bỏ dự án này.
Sự xa xôi của Bán đảo Gydan và mùa đông băng giá ở Bắc Cực có nghĩa là LNG-2 cần những kỹ sư và công nghệ giỏi nhất thế giới để khai thác khí đốt từ lòng đất, hóa lỏng và đưa lên tàu chở dầu.
Các tuabin trong dự án đều là loại hiện đại nhất, do công ty kỹ thuật Baker Hughes của Mỹ cung cấp. Linde (Đức) cung cấp các bộ trao đổi nhiệt để làm lạnh khí đốt. Hill & Smith (Anh) cung cấp các giá đỡ ống đông lạnh. Saipen (Ý) đóng vai trò điều phối và cung cấp dây cáp điện.
Trong 9 tháng qua, các thành viên của nhóm nghiên cứu dữ liệu Anti-Corruption Data Collective đã phân tích dựa trên dữ liệu hải quan và hình ảnh vệ tinh và cung cấp dữ liệu phân tích này cho nhiều cơ quan truyền thông châu Âu.
Vào tháng 4/2023, Liên minh châu Âu đã công bố lệnh cấm đối với xuất khẩu thiết bị sản xuất LNG sang Nga. Tuy nhiên, bất chấp những điều này, việc vận chuyển thiết bị cho dự án vẫn diễn ra đúng thời hạn.
Các cuộc điều tra của nhóm nghiên cứu dữ liệu Anti-Corruption Data Collective đã tiết lộ cách mà dự án Arctic LNG 2 được kích hoạt nhờ việc cung cấp liên tục các thiết bị quan trọng từ các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ trong suốt chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Các chuyến hàng này tiếp tục được thực hiện sau khi EU tuyên bố cấm xuất khẩu phần cứng của ngành LNG sang Nga.
Theo hồ sơ hải quan Nga, kể từ chiến dịch quân sự của Moscow bắt đầu ở Ukraine, công ty thương mại chính của Nga phụ trách LNG 2 ở Bắc Cực đã nhập khẩu thiết bị trị giá hơn 400 triệu USD có nguồn gốc từ châu Âu.
EU vẫn chưa "xuống tay" với LNG của Nga
Vào tháng 9/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra lệnh trừng phạt đối với hàng chục công ty Nga liên quan đến việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng như Arctic LNG 2. Các công ty trong danh sách gồm 1 công ty con của Novatek - công ty khí đốt tư nhân lớn nhất của Nga.
Cho đến nay, EU đã chọn không trừng phạt trực tiếp vào mặt hàng LNG của Nga cũng như Novatek hay người sáng lập và Giám đốc điều hành của nó, nhà tài phiệt Leonid Mikhelson.
Với việc dầu khí qua đường ống và các chuyến hàng dầu thô từ Nga gần như bị dừng hoàn toàn, LNG của Nga đang là mặt hàng có nhu cầu cao. Vào năm 2022, các nước EU đã nhận được 90% sản lượng từ dự án Yamal LNG của Novatek. Các chuyến hàng từ Yamal đến châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023, theo phân tích của tờ High North News.
Điện Kremlin mong muốn Nga xuất khẩu 100 triệu tấn LNG vào năm 2030. Chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine và sự nổi lên của Mỹ với tư cách là nhà xuất khẩu LNG lớn đã khiến mục tiêu này khó đạt hơn. Tuy nhiên, dự án Arctic LNG 2 có thể khiến kết quả thực tế tiến gần hơn tới mong muốn. Foreign Policy dẫn lại nhận định rằng ngay sau năm 2024, dự án dự kiến sẽ tạo ra doanh thu cho Nga.
Theo Financial Times, lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập từ Nga sẽ đạt mốc kỷ lục trong năm 2023. Trong 7 tháng đầu năm 2023, EU đã mua 21,6 triệu m3 LNG từ Nga. Lượng LNG này chiếm 16% tổng LNG EU nhập khẩu, biến Nga thành nhà cung cấp LNG cho châu Âu lớn thứ hai, sau Mỹ.
Lượng LNG nhập khẩu trên cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021, thời điểm trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Báo giao thông