EU đặt dấu chấm hết cho đường mía?
Mới đây, Liên minh Châu Âu EU quyết định bỏ mức hạn định đối với sản lượng đường củ cải. Quyết định này đe dọa các nước xuất khẩu đường mía thô.
- 15-03-2017Thời tiết thất thường, người trồng mía thiệt hại nặng
- 08-03-2017Vùng trồng mía ở Sóc Trăng thiếu nhân công thu hoạch
- 29-12-2016Ngành mía đường “đau đầu” với đường nhập lậu
Liên minh Châu Âu EU vừa ra quyết định sẽ xóa bỏ mức hạn định đối với sản lượng đường củ cải trong tháng Mười năm nay. Điều này đồng nghĩa với nhu của châu Âu đối với đường mía nhập khẩu từ vùng Caribbean, Nam Phi, Thái Bình Dương sẽ giảm đáng đáng kể.
Theo chuyên gia David Jessop nhận định: "Tôi nhận thấy rằng trong vòng một thập kỷ qua nhu cầu của thị trường EU đối với đường thô nhập khẩu từ vùng Caribbean thực sự đang trở thành vấn đề lớn. Thách thức lớn nhất đối với khu vực Caribbean đó là họ cần phải làm gì để đảm bảo tương lai cho ngành công nghiệp này".
Jamaica, Belize và Mauritius là ba trong số 10 quốc gia được hưởng lợi từ việc EU mở rộng hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu cho 1,6 triệu tấn đường thô trong giai đoạn 2015-2016. Con số này thay đổi qua từng năm, chiếm khoảng một nửa lượng đường nhập khẩu của khối EU.
Mặc dù đặc quyền của 10 quốc gia này vẫn được giữ nguyên tuy nhiên chi phí sản xuất tại các nhà máy đường của họ vẫn còn quá cao khiến việc cạnh tranh với những người người nông dân trồng củ cải đường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện tại, quy mô sản xuất đường củ cải ở EU đang mở rộng với sản lượng có thể tăng 17% lên tới 20 triệu tấn. Kéo theo đó, nhập khẩu đường sẽ tụt xuống còn một nửa.
Theo bản báo cáo dài 218 trang của tổ chức LMC International Ltd. cho thấy EU nhập khẩu tởi 80% lượng đường xuất khẩu của 4 quốc gia Fiji, Mauritius, Belize và Guyana trong khi con số này ở Jamaica ít nhất là 60%.
Một số nước có chi phí sản xuất cao như Belize và Guyana cũng chỉ sản xuất được dưới 6 tấn đường/ha so với mức 10 tấn ở một số quốc gia xuất khẩu đường lớn trên thế giới như Brazil. Đường thô sau khi xuất khẩu sang EU sẽ được tinh luyện với khoảng 1/3 được chuyển sang Anh. Nguồn cung từ các quốc gia khác thường phải chịu mức thuế cao.
Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa EU và các nước xuất khẩu đường thuộc khu vực Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 1957. Sau khi Vương Quốc Anh gia nhập vào EU từ năm 1973, quốc gia này đã đạt được thỏa thuận ưu đãi dành cho các quốc gia thuộc địa cũ, giúp các nước này được miễn thuế và hạn ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Anh và EU đứt gãy, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Các quốc gia xuất khẩu đường đang dần giảm sự lệ thuộc vào ngành công nghiệp này. Điển hình như Mauritius đã đẩy mạnh ngành dệt may và du lịch. Đối với ngành đường, quốc gia này tăng cường tập trung vào tinh chế đường thô hơn nhằm gia tăng giá trị sản phẩm như đường cát và đường nâu.
Trong khi đó, đường thô vẫn là "cứu cánh" chính đem lại nguồn thu và việc làm cho nông dân ở nhiều quốc gia. Trong tháng này, các quốc gia vùng Caribbean sẽ họp ở Kingston, Jamaica để bàn về những mối đe dọa đang hiện hữu đối với ngành công nghiệp đường.
Ông Karl Samuda, Bộ trưởng Nông nghiệp và Công nghiệp Jamaica cho biết "Chúng tôi đang nỗ lực nhằm tạo ra thị trường mới cho ngành đường. Hiện tại, chúng tôi đang phụ thuộc vào ngành công nghiệp này nhưng trong tương lai gần chúng tôi sẽ chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị gia tăng như ethanol và mở rộng ngành công nghiệp sản xuất rượu Rum. Bạn biết đấy, Jamaica rất nổi tiếng với loại rượu này."
Người đồng hành