EVN được tự tăng, giảm giá điện
Theo dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân vừa được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tăng quyền điều chỉnh giá bán điện bình quân từ 3% đến dưới 5% sau mỗi quý nếu chi phí đầu vào có sự biến đổi. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng phải giảm giá bán điện khi các chi phí đầu vào làm giá bán bình quân thấp hơn từ 1%.
- 19-07-2023Một loại quả bán tràn lan ở chợ Việt đang giúp người nông dân Ấn Độ trúng đậm: Giá tăng hơn 700%, người trồng thu lời gấp 20 lần so với năm trước
- 19-07-2023VinFast chính thức khởi công nhà máy 4 tỷ USD tại Mỹ: Diện tích hơn 700 ha, công suất 150.000 xe/năm
- 19-07-2023Xuất khẩu một mặt hàng sang Nga tăng hơn 1.700% trong tháng 6, chính là loại "vàng đen" Nga nắm giữ sản lượng top 3 thế giới
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, thẩm quyền quyết định giá bán lẻ điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, EVN sẽ tính toán giá bán lẻ điện bình quân. Đáng chú ý, giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể.
Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN sẽ phải lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng.
Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, và nếu được Bộ Công Thương chấp thuận thì sẽ tăng giá.
Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
“Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng”, dự thảo nêu rõ.
Quy định hiện hành tại Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã nêu: EVN được điều chỉnh giá điện khi thông số đầu vào biến động từ mức 3% trở lên so với mức bình quân hiện hành. Ngược lại, trường hợp khi thông số đầu vào biến động làm cho giá bán điện bình quân giảm so với mức hiện hành thì giá điện cũng được điều chỉnh giảm.
Khi mức giá bán lẻ bình quân tăng từ 5% đến dưới 10% thì thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương và tăng từ 10% trở lên thì sẽ báo cáo Chính phủ xin ý kiến.
Dự thảo cũng đưa ra các quy định kiểm tra, giám sát các chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN chặt chẽ hơn, như chi phí thực tế ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ và điều hành; các chi phí khác; kết quả kinh doanh lỗ, lãi của EVN; chi phí chưa được tính vào giá điện, chưa được tính vào giá thành.
Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan sẽ kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm giá điện. Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán, EVN sẽ phải dừng hoặc điều chỉnh lại giá bán.
Liên quan đến giá điện, Bộ Công Thương mới đây cũng đưa ra lấy ý kiến đối với Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện . Theo dự thảo, biểu giá bán lẻ điện có sự thay đổi khá mạnh về mức giãn cách giữa các bậc và biểu giá bán lẻ điện được rút xuống còn 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay. Với cách tính này, giá điện ở bậc cao nhất (dùng từ 701 kWh/tháng trở lên) khoảng 3.457 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
Đáng chú ý, giá bán lẻ điệ n cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt sẽ được giảm từ 6 xuống còn 5 bậc với mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay cho 50 kWh hiện nay; còn bậc cao nhất từ 700 kWh trở lên. Giá điện các bậc thang từ 1 đến 5 được tính bằng 90-132% giá bán lẻ điện bình quân 1.920,37 đồng/kWh (mức điều chỉnh từ 4/5). Giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.728 đồng/kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.457 đồng/kWh. Giá này chưa gồm thuế VAT.
Tiền phong