MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EVN: Hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng mạnh!

11-04-2016 - 20:37 PM | Xã hội

Theo Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN), kỳ ghi chỉ số phát hành hóa đơn hầu hết kéo dài từ ngày 3 đến 20 hàng tháng và đặc thù của ngành điện là khách hàng dùng điện trước, thanh toán tiền sau nên hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng.

Theo dự báo của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN), do tác động của hiện tượng El Nino, nắng nóng ở khu vực Hà Nội trong mùa hè năm 2016 được nhận định là sẽ có tần suất cao hơn, gay gắt hơn và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm.

Năm 2016 với nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm và nắng nóng gia tăng, căng thẳng khoảng từ 1 đến 2 độ C. Đợt nắng nóng đầu tiên có khả năng đến sớm hơn trung bình nhiều năm.

Theo dự báo, có 4 đợt nắng nóng đỉnh điểm. Đợt 1 là vào khoảng ngày 9-10/4/2016 và ngày 27/4 -1/5/2016. Đợt 2 là từ ngày 10 đến ngày 21/5/2016. Đợt 3 là thời điểm đầu và cuối tháng 6 (khoảng 10 ngày). Đợt 4 có thể xảy ra vào ngày 20 đến 27/7/2016. Nhiệt độ cao nhất các đợt dự báo có thể lên tới trên 40 độ C.

EVN dự báo, các đợt nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ điện và hóa đơn tiền điện.

Gần nhất - tháng 4, hóa đơn tiền điện sẽ tăng. Theo lý giải của EVN, do kỳ ghi chỉ số phát hành hóa đơn hầu hết kéo dài từ ngày 3 đến 20 hàng tháng và đặc thù của ngành điện là khách hàng dùng điện trước, thanh toán tiền sau.

EVN cũng dự báo, hiện tượng này sẽ lặp lại vào tháng 5, 6 và 7 do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng cao.

Năm 2015, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trong những tháng mùa hè bình quân 43,952,230 kWh/ngày. Đỉnh điểm lên tới 67,234,000 kWh/ngày.

Dự báo năm 2016, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng mùa hè tăng, bình quân tới 52,742,676 kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 80,680,800 kWh/ngày.

Trong đó, dự kiến sản lượng điện tiêu thụ đỉnh điểm vào tháng 7, ở mức hơn 1,8 tỷ kWh , tăng khoảng 20 % so với năm 2015.

Trong năm 2015, sau nhiều phản ánh của người dân về hóa đơn tiền điện tăng bất thường, EVN đã đưa ra 3 phương án tính giá điện mới.

Theo đó, phương án 1 là vẫn giữ nguyên cách tính tiền điện như hiện tại.

Phương án 2 là áp dụng biểu giá điện sinh hoạt đồng giá là 1.747đ/kwh (mức giá bình quân các bậc thang của biểu giá điện hiện tại).

Phương án 3 là rút gọn biểu giá sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc xuống còn 3-4 bậc.

Sau nhiều lần bàn cãi, cuối cùng, chốt tính giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) và giữ nguyên 6 bậc như hiện tại. Cách tính mới có hiệu lực từ ngày 16/3/2015.

Theo Mỹ Lan

Trí Thức Trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên