Facebook cố dạy người dùng cách phân biệt tin tức giả mạo
Thừa nhận một số người dùng cần sự hỗ trợ, Facebook đang nỗ lực đưa ra các phương pháp để ngăn chặn tin tức giả mạo trên nền tảng của mình.
- 16-04-2017Facebook công bố đánh sập mạng lưới spam lớn trên thế giới
- 15-04-2017Nghiên cứu chứng minh: Càng hoạt động mạnh trên Facebook bạn càng ít hạnh phúc
- 14-04-20172 cuốn sách quý "luôn gối đầu giường" của Mark Zuckerberg: Sự lựa chọn hoàn hảo thay thế việc lướt Facebook ngay hôm nay!
- 13-04-2017Sẽ buộc Facebook, Google, YouTube phải tuân thủ pháp luật Việt Nam
- 08-04-2017Facebook có thể bị phạt 50 triệu euro nếu lan truyền tin tức giả
Tuần trước, Facebook thừa nhận những thông tin sai lệch và giả mạo tồn tại trên nền tảng của mình đồng thời cho rằng nhiều người dùng cần hỗ trợ để có thể xác định chúng. Trước tình hình này, Facebook tuyên bố sẽ dạy người dùng ở 14 quốc gia cách phát hiện tin tức sai lệch thông qua những lời khuyên được đính chặt trên đầu khi khách hàng vào ứng dụng Facebook.
Trong một bản thông báo dài, Facebook khẳng định phương pháp này không tồn tại vĩnh viễn. Khi người dùng quyết định tham khảo những lời khuyên, chỉ với một cái click chuột, Trung tâm trợ giúp của Facebook sẽ xuất hiện để cung cấp 10 mẹo giúp người dùng phát hiện tin tức giả mạo.
Bí quyết phát hiện tin tức giả mạo của Facebook xuất hiện thời thời điểm mạng xã hội này chịu nhiều chỉ trích vì thông tin sai lệch. Xuất hiện song hành cùng sự ra đời của Facebook nhưng các tin tức không chính xác tỏ rõ sự nguy hiểm khi có thể tác động tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Kể từ sau tháng 11/2016, Facebook và các công ty công nghệ khác đã thực hiện một số bước đi nhằm giải quyết vấn đề. Facebook đang nỗ lực xác minh các câu chuyện trong khi Google đẩy các trang tin tức giả mạo khỏi mạng lưới quảng cáo hay thậm chí thêm thuật toán để loại bỏ chúng khỏi công cụ tìm kiếm của hãng này.
Trong động thái mới nhất, Đức đã thông qua dự luật cho phép xử phạt mạng xã hội Facebook tới 50 triệu Euro nếu họ không thể nhanh chóng xóa các tin tức giả mạo. Nhiều quốc gia cũng đang tiến hành các biện pháp nhằm chống lại thông tin xấu độc trên mạng thông qua việc thúc ép các công ty công nghệ như Facebook, Google… đóng vai trò lớn hơn trong việc kiểm soát thông tin.