MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fed: Chiến tranh thương mại mà mối đe dọa lớn nhất đối với sự "lớn mạnh" của nền kinh tế Mỹ

23-08-2018 - 16:54 PM | Tài chính quốc tế

Nếu sự tranh chấp kéo dài trên quy mô lớn vượt quá các chính sách thương mại đã được đưa ra, tâm lý kinh doanh, các khoản đầu tư và việc làm sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Biên bản của cuộc họp của Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) từ ngày 31 tháng 7 đến 1 tháng 8 cho thấy rằng, các quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khá tự tin rằng sự tăng trưởng "mạnh mẽ" của nền kinh tế vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới. Họ cho biết "sẽ sớm đưa ra những biện pháp khác nữa để thoát khỏi chính sách nới lỏng".

Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra các chính sách thuế quan của ông Trump lại là mối đe doạ cho rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Tóm tắt cuộc họp, có thể thấy rằng "tất cả những quan chức tại cuộc họp đều chỉ ra những bất đồng thương mại đang diễn ra và các biện pháp thương mại chính là "căn nguyên" của những biến động và rủi ro. Các quan chức thấy rằng nếu sự tranh chấp kéo dài trên quy mô lớn vượt quá các chính sách thương mại đã được đưa ra, thì có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý kinh doanh, các khoản đầu tư và việc làm."

Tại cuộc họp, FOMC đã bác bỏ việc tăng lãi suất cơ bản từ mức 1,75% hiện tại lên 2%. Các thành viên cuộc họp dự đoán lãi suất sẽ tăng vào tháng 9 và có thể sẽ là một lần nữa vào tháng 12.

Theo biên bản, "việc tăng thuế trên phạm vi lớn cũng sẽ làm giảm sức mua của các hộ gia đình tại Mỹ". Những tác động tiêu cực khác trong kịch bản đó có thể bao gồm giảm năng suất và gây ra sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng. Ngoài ra còn có sự sụt giảm trong lĩnh vực nhà ở, giá dầu tăng mạnh hoặc những đợt lao dốc của các nền kinh tế mới nổi."

Nếu kịch bản thương mại trở nên tồi tệ hơn, điều đó có thể ảnh hưởng đến những quyết định về lãi suất trong tương lai.

Các quan chức lưu ý, "sự leo thang của các tranh chấp thương mại quốc tế là nguy cơ có thể gây ra hậu quả tiềm ẩn cho những hành động trên thực tế. Một số quan chức cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang thì tính chất phức tạp của những vấn đề thương mại, trong đó có toàn bộ phạm vi ảnh hưởng đối với sản lượng và lạm phát, đã đưa ra một thách thức trong việc đưa ra chính sách tiền tệ thích hợp."

Về vấn đề lạm phát, các thành viên lưu ý rằng xu hướng hiện tại là "chạm" mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Họ cho biết, áp lực đang gia tăng, trong đó bao gồm thuế quan khiến cho giá nhập khẩu tăng.

Cuộc thảo luận cũng bao gồm nội dung về tác động của thuế quan, thường được coi là nguyên nhân gây lạm phát khi chúng làm tăng chi phí nhập khẩu. Các quan chức Fed chỉ ra rằng các nhà kinh doanh cho biết họ vẫn chưa cắt giảm đầu tư và các khoản chi nhưng có thể sẽ làm như vậy nếu các vấn đề thương mại "không được giải quyết sớm."

Hương Giang

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên