FED “lặng thinh” sau khi trần nợ qua ải, chuyên gia dự đoán ngược xuôi nhưng vẫn quy về đáp án khiến nhà đầu tư “bồn chồn”
Ảnh: MarketWatch
Ngay cả khi FED tạm dừng chiến dịch siết chặt một thời gian để cho lãi suất cơ bản 5% có thêm thời gian kìm hãm nền kinh tế và giảm lạm phát, cổ phiếu và trái phiếu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
- 05-06-2023Chỉ gồm 5 quốc gia nhưng khiến phương Tây đứng ngồi không yên, những con số này hé lộ sức mạnh đáng gờm của BRICS
- 04-06-2023Làm giàu với 3 bước “đơn giản không ngờ”, ai cũng thực hiện được ít nhất 2/3
- 04-06-2023Buồn của Manchester United: Không những thua 1-2 mà còn lỗ ròng 3 năm liên tiếp, lợi nhuận “một vực một trời” với đối thủ Man City
Sau khi báo cáo việc làm mới nhất được công bố và thoả thuận nâng trần nợ được ký kết, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng bắt đầu giai đoạn “giữ im lặng” trước cuộc họp chính sách vào ngày 13-14/6 tới.
Trong khi các nhà đầu tư đang dự đoán ngân hàng trung ương sẽ tạm dừng tăng lãi suất. Một số nhà kinh tế học nhìn báo cáo việc làm tháng 5 và cho rằng nhiệm vụ của FED vẫn chưa kết thúc.
Phần lớn các nhà đầu tư ngó lơ những vấn đề tiềm tàng của thị trường liên quan đến trần nợ trong tuần qua. Thay vào đó, họ dồn sự quan tâm đến cổ phiếu công nghệ đang trên đà tăng. Từ đầu năm đến nay, Nasdaq Composite đã tăng 26,5%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 11,5% và Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng chưa đến 2%.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, S&P 500 giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, gần như đã thoát khỏi đà lao dốc dài nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng có phải mọi thứ đều đã ổn thoả? Câu trả lời có lẽ là không. Ngay cả khi FED tạm dừng chiến dịch siết chặt một thời gian để cho lãi suất cơ bản 5% có thêm thời gian kìm hãm nền kinh tế và giảm lạm phát, cổ phiếu và trái phiếu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Chiến lược gia trưởng về đầu tư Elizabeth Burton tại Goldman Sachs Asset Management dự đoán S&P 500 sẽ giảm về mốc 4.000 điểm, tương đương giảm 6,5% so với hiện tại. Các nhà đầu tư sẽ chưa thể thoát khỏi khó khăn trước mắt.
Vào ngày 2/6, dữ liệu việc làm tháng 5 cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 339.000 việc làm, nhiều nhất kể từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% vào tháng trước, trong khi tỷ lệ tăng lương giảm xuống 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà kinh tế học Veronica Clark của Citi lưu ý rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng ngoài dự kiến, nhưng vấn đề chính rút ra từ báo cáo việc làm tháng 5 là thị trường lao động vẫn mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên.
FED sẽ khó có thể kết luận rằng nền kinh tế chậm lại đủ để đưa lạm phát về mức mục tiêu trong lâu dài. Bà Clark dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cả tháng 6 và tháng 7. Đồng tình với quan điểm đó, các nhà kinh tế nghĩ rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Nhà kinh tế trưởng Ryan Sweet của Oxford Economics cho biết: “FED không cần tuyên bố chiến thắng trong việc kiểm soát lạm phát. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng về một đợt tăng lãi suất khác trong nửa cuối năm nay. Nhưng ngân hàng trung ương sẽ thận trọng hơn so với trước đây trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2024”.
Dữ liệu từ CME Group tính đến ngày 2/6 cho thấy các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng FED sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp ngày 14/6.
Với việc các nhà đầu tư tin tưởng vào bước đi tiếp theo của FED, cơn sốt đối với cổ phiếu trí tuệ nhân tạo (AI) đã đẩy thị trường tăng cao trong tuần thứ hai liên tiếp.
Nhiều nhà kinh tế và chiến lược gia cho rằng loạt dữ liệu trên không thể thay đổi câu chuyện dài hạn về nền kinh tế Mỹ. Một trong số đó là cuộc suy thoái tiềm tàng.
Tham khảo Yahoo Finance, MarketWatch
Nhịp Sống Thị Trường