MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fed và BoJ trái chiều, nhà đầu tư mắc kẹt

23-09-2016 - 13:09 PM | Tài chính quốc tế

Trong khi Fed phát đi chỉ báo cứng rắn về thắt chặt chính sách tiền tệ, NHTW Nhật Bản lại nới lỏng van chính sách tiền tệ.

Trong cùng ngày hôm qua, nhà đầu tư đã phải đón nhận 2 tin tức quan trọng từ hai nhân vật đặc biệt nhất trong giới ngân hàng. NHTW Nhật Bản quyết định bước lên một bước tiến mới để khôi phục nền kinh tế. Trong khi đó, Fed lại đặt nền móng cho chính sách tiền tệ cứng rắn trong tương lai. Với 2 NHTW quyền lực nhất thế giới, một ông thì kéo, một ông thì đẩy, nhà đầu tư ở giữa thật chẳng biết làm sao!

Trong tình thế như hiện nay, nhà đầu tư đang phải đối mặt với một loạt rủi ro trong đó dòng tiền di chuyển hàng loạt sẽ làm lãi suất tại Mỹ biến động bất thường, đẩy thị trường vào thế bất ổn và cuối cùng có thể phá hủy nỗ lực của hai NHTW.

Một ông đẩy

Hôm qua, BOJ tuyên bố tăng cường mở van chính sách tiền tệ. Hay nói cách khác, phía này sẽ cố gắng kiểm soát thị trường trái phiếu dài hạn vốn bị phụ thuộc vào nhà đầu tư. So với chiến lược trước đây đơn thuần chỉ là mua vào trái phiếu chính phủ ở bất cứ giá nào, đây là một bước tiến mới cho thấy nỗ lực vực dậy nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Nhật Bản.

Đặc biệt, BOJ còn đặt mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm là khoảng 0% - cao hơn mức đang được giao dịch, đồng thời nâng mục tiêu lạm phát. Như vậy, BOJ đã không còn đóng vai “khách hàng mua trái phiếu dễ tính” mà trở thành một người định giá trên thị trường.

Mục đích của BOJ là để giữ cho lợi suất trái phiếu dài hạn ở mức dương, lấy lại niềm tin cho các ngân hàng thương mại, quỹ lương hưu và công ty bảo hiểm. Nhưng nhà đầu tư cũng không hề mất mát. Hôm, qua, thị trường chứng khoán Nhật Bản ngập trong sắc xanh, trong đó nhóm định chế tài chính tăng trung bình 6%.

Tuy nhiên kết quả của hành động “khai phá” này đến nay vẫn còn quá sớm để nhận định. Đặc biệt là đặt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mà OECD đã cảnh báo về một “bẫy tăng trưởng thấp”.

Một ông kéo

Trong khi đó, Fed phát đi một tín hiệu chắc chắn cho rằng phía này dự kiến sẽ nâng lãi suất vào cuối năm. Thông điệp này được đưa ra sau khi Hội đồng thống đốc kết thúc phiên họp 2 ngày vào hôm qua. Trong số 21 người tham dự cuộc họp thì có đến 17 người đều cho rằng lãi suất tăng vào cuối năm, trong khi 3 người còn lại (một con số cao bất thường) phản đối.

Mặc dù Fed có giữ lời hay không vẫn là một câu hỏi bởi từ trước đến nay phía này vẫn quan niệm rằng “chậm mà chắc”. Nhưng hôm thứ 4, các chỉ số trên sàn tương lai đã nâng mức dự báo nâng lãi suất vào cuối năm lên trên 50%.

Nhà đầu tư đứng trước rủi ro

Cho dù là kéo hay đẩy thì kế hoạch của cả hai ông lớn đều đem lại rủi ro cho thị trường. Sự can thiệp của BOJ khiến đường cong lãi suất ít ổn định hơn. Sau nhiều lần thất hứa, có thể lần này, nhà đầu tư cũng sẽ không xem trọng thông điệp cảnh báo của Fed mà lại sa vào những sai lầm năm ngoái – thời điểm trước khi Fed nâng lãi suất. Khi đó, tội của Fed sẽ là đặt nhà đầu tư và nguy hiểm mà không báo trước.

Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn cả xuất phát từ thực tế hai NHTW lớn nhất nhì thế giới đang đi về 2 phía ngược chiều nhau trong cùng một lúc.

Thứ nhất, mục tiêu giữ lợi suất trái phiếu dài hạn ở mức 0% của BOJ sẽ khiến nhà đầu tư Nhật Bản đi tìm trái phiếu Mỹ. Do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ. Thứ hai, kế hoạch của Fed là nâng lãi suất ngắn hạn, trong khi BOJ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát, ám chỉ sẽ giữ lãi suất ngắn hạn ở mức âm trong lâu dài. Kết quả là dòng tiền di chuyển trên thị trường bị chệch hướng.

Khi người cho vay cuối cùng lo lắng, tốt nhất nhà đầu tư nên cũng nên chuẩn bị tâm lý là vừa.

Anh Sa

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên