Fitch Solutions: Nếu như tất cả 51 nhà máy điện than hoạt động, Việt Nam sẽ tiêu thụ 129 triệu tấn than mỗi năm
Hiện nay, điện than vẫn còn chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu năng lượng Việt Nam.
- 10-04-2019Bác sĩ Mỹ gốc Việt lên tiếng sau 2 năm bị kéo lê khỏi máy bay
- 10-04-2019Ngoài hệ thống chấm điểm tín dụng gây xôn xao cho cộng đồng quốc tế, Trung Quốc còn triển khai một loạt kế hoạch khác để xếp hạng và kiểm soát công dân
- 10-04-2019Giá 5 đồng tiền ảo vốn hóa lớn nhất đồng loạt giảm
Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng nhu cầu năng lượng - được dự báo sẽ tăng 10% mỗi năm. Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2017 do chính phủ Việt Nam phối hợp với Cơ quan năng lượng Đan Mạch công bố, nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng trung bình 8% cho đến năm 2035.
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 6,5 đến 7,5% mỗi năm từ nay đến năm 2030 - rõ ràng, việc bổ sung năng lượng để đáp ứng phát triển là điều tất yếu.
Từ năm 2000 đến 2015, tỷ lệ sinh khối và thủy điện trong tổng hỗn hợp năng lượng sơ cấp ở Việt Nam giảm xuống còn 24% từ 53% trong khi tỷ lệ than tăng từ 14% lên 35% tổng nguồn cung năng lượng.
Việt Nam đã có hơn 20 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất hơn 13.000 megawatt (MW). Dữ liệu từ S & P Global Platts, công ty thông tin về năng lượng, cho thấy nhập khẩu than Việt Nam vào tháng 4 năm 2018 đạt mức kỷ lục 2,3 triệu tấn, tăng 132,5% so với năm ngoái. Những con số đã là rất lớn, nhưng việc sử dụng than Việt Nam trong tương lai vẫn còn có thể sẽ cao hơn nữa.
Theo báo cáo của Fitch Solutions - công ty con của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, điện than sẽ chiếm 50,5% sản lượng điện vào năm 2028, trong khi đó điện khí chỉ chiến 22,5%. Việt Nam cũng có kế hoạch tăng số lượng nhà máy đốt than lên 32 vào năm 2020 và 51 nhà máy vào năm 2030. Nếu điều đó thực sự xảy ra, 32 nhà máy đốt than ước tính sẽ đốt 63 triệu tấn than mỗi năm từ giờ đến năm 2020. Đến năm 2050, khoảng 129 triệu tấn than sẽ được sử dụng mỗi năm nếu như tất cả 51 nhà máy đang hoạt động đầy đủ.
Thế giới đang nỗ lực từ bỏ điện than và chuyển sang các nguồn tài nguyên xanh hơn hoặc ít gây hại hơn như khí đốt tự nhiên hoặc năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Dù rất quan tâm đến vấn đề môi trường, nhưng vì nhu cầu điện phục vụ tăng trưởng quá lớn, Việt Nam vẫn chưa thể đi theo xu hướng đó.
Tháng trước, chính phủ đã công bố kế hoạch xây dựng bốn nhà máy điện khí với tổng công suất khoảng 6.000 MW với Công ty Phát triển Năng lượng Vùng vịnh Gulf Energy Thái Lan với một thỏa thuận trị giá 7,8 tỷ USD. Dự án này nếu hoàn thiện không chỉ đưa Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới của thế giới, mà còn hỗ trợ việc cắt giảm việc sử dụng than.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard và Greenpeace đã tiết lộ rằng các nhà máy than đang gây ra khoảng 4.300 ca tử vong hàng năm. Con số này có thể tăng lên 25.000 ca tử vong. Nhưng điều này có thể thay đổi được nếu chúng ta tập trung phát triển năng lượng tái tạo và bền vững.
Việt Nam đã đưa chiến lược phát triển năng lượng tái tạo vào các kế hoạch năng lượng của mình. Trên thực tế, Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong việc phát triển thủy điện, điện mặt trời và điện gió.
Mặc dù vậy, chừng nào than còn rẻ hơn so với các nguồn năng lượng khác, nó sẽ vẫn sẽ là một nguồn năng lượng khó thay thể. Nhưng Việt Nam muốn thực hiện được cam kết giảm phát thải carbon xuống còn tám phần trăm vào năm 2030, thì cần phải xem xét lại các kế hoạch điện than cho tương lai.