FPT chốt phương án thoái vốn, có thể sẽ tiến hành IPO FPT Shop?
Trong nửa đầu năm 2017, mảng bán lẻ của FPT Retail đã vượt qua mảng phân phối của FPT Trading để trở thành bộ phận đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu của FPT với 6.200 tỷ đồng, tương đương 30% doanh thu toàn tập đoàn.
- 25-07-2017Bán lẻ Việt Nam: Thế Giới Di Động doanh thu cao nhất, FPT Shop hiệu quả nhất
- 14-06-2017Khi TGDĐ, FPT Shop... nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, số phận các nhà bán buôn điện thoại như Digiworld sẽ đi về đâu?
Ngày 1/8, Hội đồng quản trị CTCP FPT đã ra Nghị quyết về việc thoái vốn của FPT tại CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) - công ty chủ quản của hệ thống FPT Shop xuống dưới 50%, chia làm 2 bước:
+ Bước 1, FPT sẽ bán 30% vốn cho các nhà đầu tư tổ chức, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 85% hiện tại xuống 55%.
+ Bước 2, Công ty sẽ bán tối đa 10% cho các nhà đầu tư khác để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50%. Thời gian thực hiện trong năm 2017.
Trong nửa đầu năm 2017, mảng bán lẻ của FPT Retail đã vượt qua mảng phân phối của FPT Trading để trở thành bộ phận đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu của FPT với 6.200 tỷ đồng, tương đương 30% doanh thu toàn tập đoàn và tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế tăng 44% so với cùng kỳ, đạt 141 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2017, FPT Retail có 432 cửa hàng trên toàn quốc, tăng 36% so với đầu năm.
Trong một báo cáo phát hành vào cuối tháng 7, công ty chứng khoán HSC nhận định FPT có thể sẽ chào bán tiếp 10% cổ phần mảng bán lẻ ra công chúng, mục đích ở đây là tránh bán hết cổ phần về tay một người mua. FPT có khả năng sẽ niêm yết FPT Retail trên HSX vào năm 2018.
Trí Thức Trẻ