MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Franchise cà phê xe đẩy - Táo bạo hay sáng tạo để cạnh tranh?

24-12-2019 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

Thị trường thực phẩm-đồ uống (F&B) Việt Nam được coi là một mảnh đất màu mỡ, nhưng cũng nhiều sức ép. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và khẳng định vị trí trong lĩnh vực này đều đang vật lộn tìm hướng đi riêng…

Thị trường F&B Việt: Giàu tiềm năng, lắm cạnh tranh

Ở một đất nước với dân số lên tới gần 90 triệu người và tỉ lệ dân số trẻ chiếm phần lớn như Việt Nam, thị trường thực phẩm-đồ uống (F&B) có động lực mạnh mẽ để phát triển.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn 2014-2019, thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam (F&B) có tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm. Trong khi đó, Statista cho rằng năm 2019, doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam có thể đạt mốc 200 tỷ USD, tăng đến 34,3% so với số liệu của năm 2018. Điều này cho thấy càng về sau, tốc độ tăng trưởng ngành F&B ngày càng cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, dù có ít rào cản gia nhập thị trường F&B, nhưng tốc độ đào thải rất nhanh của ngành này chính là một thách thức với những DN muốn chinh phục. Thực tế thị trường cho thấy không phải cứ thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới là có thể sống sót trong "cơn bão" cạnh tranh tại Việt Nam. Không ít chuỗi nội lẫn ngoại phải tháo chạy, hoặc thu hẹp quy mô, hoặc phải bán mình cho DN khác.

Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B phải tìm ra chiến lược riêng để tồn tại như sáp nhập, mở rộng điểm bán, nhượng quyền thương hiệu. Hoặc bắt nhịp theo xu thế sống xanh hiện nay, nhiều cửa hàng bán đồ uống bắt đầu hạn chế hoặc không sử dụng vật liệu nhựa.

Nhượng quyền - Bước đi táo bạo của Laha Cafe để tồn tại và phát triển

Báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho rằng những xu thế chính của ngành thực phẩm- đồ uống trong một vài năm tới là: sự bùng nổ của các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện thật về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; ứng dụng dữ liệu lớn vào sản xuất, phân phối.

Franchise cà phê xe đẩy - Táo bạo hay sáng tạo để cạnh tranh? - Ảnh 1.

Anh Hoàng Việt - CEO Laha Cafe luôn trăn trở với vấn đề phát triển thương hiệu

Laha Cafe chính là 1 trong số ít những DN nhìn ra vấn đề của thương hiệu và luôn trăn trở với con đường phát triển. Xuất phát từ một chiếc xe đẩy đi bán cà phê dạo tại Sài Gòn, câu chuyện ra đời của Laha Cafe là bài học cho các doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào thị trường. Lao đao từ bài toán tìm nguyên liệu, kiếm điểm bán, chọn cách pha chế, mua máy xay rang chuyên dụng, mần mò tìm kiếm cách thúc đẩy mô hình phát triển… đến nay Laha không những chỉ được biết tới như một thương hiệu cà phê ngon, mà còn phát triển mô hình nhượng quyền linh hoạt, với tỉ lệ lợi nhuận cao cho khách hàng.

Trong vòng 2 năm (2016-2017) Laha đã phát triển được hơn 50 xe đẩy bán cà phê tại các địa điểm khác nhau. Mô hình nhượng quyền của Laha Cafe khá đa dạng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều nhà đầu tư. Từ mô hình Laha xe, Laha kiosk, Laha store với mức đầu tư từ 130 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng, biên độ lợi nhuận thu về từ 20 - 60 triệu đồng/tháng quả thực đã mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều đối tác. Sau 7 năm hoạt động, hiện nay Laha đã xây dựng được hệ thống chuỗi cà phê gồm 80 chi nhánh tại TP. HCM, Đắc Lắk và Lâm Hà, trung bình có 15.000 ly cà phê được bán ra mỗi ngày. Mục tiêu được Laha đặt ra trong vòng 5 năm tới là sẽ phát triển Laha thành chuỗi có mặt tại 63 tỉnh thành để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.

Franchise cà phê xe đẩy - Táo bạo hay sáng tạo để cạnh tranh? - Ảnh 2.

Laha Cafe phát triển với khoảng 80 chi nhánh, 15.000 ly cà phê được bán ra mỗi ngày

Không chỉ làm tốt khâu đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn và tay nghề kỹ thuật trồng cà phê cho nông dân ở các vùng nguyên liệu, Laha Cafe còn hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, phân tích tìm kiếm mặt bằng cho khách hàng nhượng quyền. Đảm bảo yếu tố chất lượng, mỗi ly cà phê Laha vừa giữ nguyên hương vị truyền thống từ vùng đất Tây Nguyên, vừa đảm bảo giá thành hợp lý với mức sống giới trẻ đô thị. Giữa thị trường F&B cạnh tranh và đầy biến động, câu chuyện về Laha Cafe càng củng cố thêm niềm tin cho các DN mới ở mức vừa và nhỏ muốn tham gia vào thị trường, bằng một lộ trình phát triển hợp lý và những bước đi táo bạo.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên