G20 thảo luận về đánh thuế toàn cầu với giới siêu giàu
Bộ trưởng tài chính G20 họp ở Brazil, thảo luận về biện pháp đánh thuế toàn cầu với những người sở hữu khối tài sản trên một tỷ USD.
- 27-07-2024Nga tăng lãi suất chủ chốt lên 18% để kiềm chế lạm phát
- 27-07-2024AI Trung Quốc bị chê dốt toán: Hỏi 13,8 và 13,11 số nào lớn hơn, nghe câu trả lời "chỉ muốn độn thổ"
- 27-07-2024Loại thuế cao chót vót khiến tài phiệt Hàn Quốc ớn lạnh
Rủi ro xung đột thách thức tăng trưởng kinh tế
G20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Saudi Arabia, Ấn Độ, Argentina, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, México, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Australia, Anh, Italy) và Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, trong các cuộc họp của G20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban phát triển (DC) của IMF và WB.
Hôm 26/7, một nguồn tin mật rò rỉ về bản dự thảo thông cáo báo chí của Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - do Reuters tiếp cận được cho thấy, các nhà lãnh đạo tài chính G20 khẳng định khả năng kinh tế toàn cầu "hạ cánh mềm" đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng chiến tranh và xung đột leo thang có thể gây nguy hiểm cho triển vọng này.
Tuyên bố này dự kiến được công bố khi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ Nhóm G20 nền kinh tế lớn kết thúc ngày họp thứ hai tại Brazil, quốc gia đã tận dụng chức chủ tịch của mình để tập trung vào việc giảm bất bình đẳng kinh tế .
Trước đó, vào tháng 6, Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tránh được đợt suy giảm tăng trưởng thứ ba liên tiếp kể từ mức tăng trưởng mạnh sau đại dịch vào năm 2021, với mức tăng trưởng năm 2024 ổn định ở mức 2,6%, tương đương với năm 2023. Nhưng cảnh báo rằng, sản lượng chung sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch cho đến năm 2026.
Trở lại bản dự thảo của G20, bằng cách tránh đề cập trực tiếp đến các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, các nhà ngoại giao đã cố gắng tránh những bất đồng giữa Nga và các quốc gia phương Tây lớn đã làm chệch hướng sự đồng thuận tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính vào tháng 2/2024.
Công nghệ AI cũng có thể trở thành rủi ro bất lợi cho tăng trưởng
G20 đề cập đến nguy cơ phân kỳ kinh tế.
Để giải quyết bất đồng, Brazil đã soạn thảo tuyên bố chủ tịch về các vấn đề địa chính trị, nhấn mạnh rằng các vấn đề này sẽ được các nhà lãnh đạo G20 giải quyết vào tháng 11 tới. Bản dự thảo cũng cho biết, hoạt động kinh tế đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn dự kiến ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng sự phục hồi lại không đồng đều giữa các quốc gia, góp phần gây ra nguy cơ phân kỳ kinh tế.
Tài liệu này nêu bật những rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn ở mức cân bằng, trong đó lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến và những đổi mới công nghệ, như sự phát triển an toàn của Trí tuệ nhân tạo (AI), được coi là một trong những rủi ro tích cực.
Tuy nhiên, tài liệu cho biết, công nghệ AI cũng có thể trở thành rủi ro bất lợi cho tăng trưởng, cùng với sự phân mảnh kinh tế và lạm phát dai dẳng khiến lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và nợ quá mức.
Biến đổi khí hậu và mất mát đáng kể đa dạng sinh học là những chủ đề quan tâm chính trong tài liệu, đồng thời cảnh báo rằng nếu các quốc gia nghèo hơn phải gánh chịu nhiều chi phí hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, điều này sẽ chỉ khiến bất bình đẳng kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.
Đề xuất đánh thuế toàn cầu những người sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD
Dự thảo kêu gọi cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), do sự cấp thiết và tầm quan trong của việc phân bổ lại quyền bỏ phiếu để phản ánh vai trò của các thành viên G20 trong kinh tế toàn cầu.
Theo các nguồn tin thân cận, thông cáo vẫn đang được thảo luận và có thể sẽ có những điều chỉnh. Bà Rosito cho biết, Brazil - nước đảm nhận chức Chủ tịch G20, đang thương lượng về một tuyên bố riêng chưa từng có trong hợp tác quốc tế về thuế và bà cũng ghi nhận sự đồng thuận trong vấn đề này. Tuyên bố trên sẽ bao gồm chủ đề đánh thuế người siêu giàu theo đề xuất của Brazil trên vai trò Chủ tịch nhóm.
Dự thảo không thông qua kêu gọi của Brazil về đánh thuế vào các tỷ phú trên toàn cầu, nhưng lưu ý tới các báo cáo về doanh thu doanh nghiệp của IMF và Brazil.
Dự thảo đề cập tới "Tuyên bố của các bộ trưởng G20 tại Rio de Janeiro G20 về hợp tác quốc tế về thuế," nhắc lại cam kết minh bạch về thuế và thúc đẩy đối thoại toàn cầu về đánh thuế công bằng đối với các cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao.
Theo đề xuất trước đó, những người có tài sản trên 1 tỷ USD sẽ chịu thuế tài sản 2%. Nếu cơ chế này hiệu quả, nguồn thu từ thuế sẽ là 250 tỷ USD mỗi năm từ 3.000 cá nhân. Về vấn đề này, có một số quốc gia khác trong G20 dù ủng hộ ý tưởng nhưng nhấn mạnh việc thực thi các biện pháp có thể sẽ gặp thách thức.
Ngoài ra, lời kêu gọi chống lại chủ nghĩa bảo hộ, mặc dù không thay đổi nhiều so với bản tóm tắt của Brazil vào tháng 2 vừa qua, đã được tách thành một đoạn độc lập trong bản dự thảo thông cáo.
VTV