"Gạ" đồng minh của Mỹ xây tường lửa, Trung Quốc đã tuyệt vọng trong cuộc chiến thương mại?
Một số nhà ngoại giao phương Tây cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo lắng đến mức nào về cuộc xung đột ngày càng lan rộng với Washington.
- 18-04-2018Tổng thống Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc phá giá đồng tiền
- 17-04-2018Mỹ cấm doanh nghiệp trong nước bán linh kiện cho công ty ZTE Trung Quốc
- 17-04-2018Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh
Các cuộc gặp gấp rút
Ông Fu Ziying, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc đã tiến hành một loạt cuộc gặp với các đại sứ từ nhiều quốc gia châu Âu để đề nghị họ sát cánh cùng Trung Quốc chống lại chế độ bảo hộ mậu dịch Mỹ, Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Một số nhà ngoại giao phương Tây liên quan tới các cuộc gặp đã nhìn nhận hướng đi này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo lắng đến mức nào về cuộc xung đột ngày càng lan rộng với Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp thuế lên số hàng hóa trị giá 150 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc để trừng phạt Bắc Kinh vì thứ mà giới chức Mỹ cho là chính sách công nghiệp kiểu cướp đoạt và lạm dụng tài sản trí tuệ của Mỹ. Bắc Kinh đã thề sẽ trả đũa.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nhanh chóng giữa hai bên, Trung Quốc đã tìm cách hành động theo cách mà họ tự cho là có đạo đức hơn, như một người bảo vệ chủ nghĩa đa phương, mặc dù các đồng minh Mỹ đều từng bày tỏ lo ngại với Washington về thị trường quá nghiêm ngặt của Bắc Kinh.
Ông Fu Ziying, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc. Ảnh: CGTN
Theo Reuters, việc Trung Quốc gấp rút tiến hành cuộc gặp với các đại sứ Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Italy và EU có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một bức tường lửa để chống lại các biện pháp thương mại gay gắt của ông Trump. Một số quan chức nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đã tính toán nhầm mức độ dữ dội của các biện pháp này.
Các cuộc gặp riêng do ông Fu đề nghị nhìn chung đều "không mang tính đối đầu" bởi Trung Quốc đang tìm cách thu hút sự ủng hộ trong một nỗ lực nhằm đối phó với Mỹ, một nhà ngoại giao châu Âu chia sẻ. Dù vậy, vẫn có một số "đe dọa rất nhỏ" về hậu quả cho các công ty nước ngoài.
"Thông điệp là chúng ta phải sát cánh bên nhau chống lại chế độ bảo hộ mậu dịch của Mỹ để ủng hộ thương mại tự do", nhà ngoại giao châu Âu nói, "Trung Quốc tỏ ra tự tin, nhưng bên trong có vẻ họ khá lo lắng. Rõ ràng họ đã đánh giá thấp giải pháp của ông Trump về thương mại".
Nhiều nguồn tin ngoại giao khác cũng xác nhận về các cuộc gặp này. Một phát ngôn viên của đại sứ quán Italy cho hay, đại sứ Italy đã gặp ông Yu vào ngày 12/4 và tranh chấp thương mại Mỹ- Trung là một phần trong cuộc trao đổi.
"Có mùi tuyệt vọng"
Trong chuyến thăm tới Tokyo mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hối thúc Nhật Bản hợp tác với Trung Quốc để chống lại chế độ bảo hộ mậu dịch mặc dù nhiều quan chức nước ngoài cho rằng, Trung Quốc không ngây thơ tới mức nghĩ rằng mình có thể chia rẽ được Washington và đồng minh.
Một quan chức cấp cao của EU nhấn mạnh: EU không chia phe phái và mục tiêu của EU là đưa tiến trình đa phương (nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại thông qua WTO) về đúng lộ trình.
"Tôi nghĩ đó là dấu hiệu của tuyệt vọng bởi Trung Quốc cũng biết rằng Liên minh châu Âu sẽ không đối đầu với đồng minh lớn nhất của mình", quan chức EU nói về các cuộc gặp.
Chính sách thương mại của các thành viên EU do Ủy ban châu Âu (EC) xử lý chứ không phải cá nhân các nước thành viên.
Một quan chức phương Tây khác còn tiết lộ: Quá trình Trung Quốc tiếp cận các nước châu Âu thậm chí còn bắt đầu từ trước khi ông Trump công bố đánh 25% thuế vào 50 tỉ USD sản phẩm công nghệ, vận tải và y tế của Trung Quốc hồi đầu tháng 4.
Khi Bắc Kinh đáp trả trong vòng vài tiếng đồng hồ với ý định đánh mức thuế tương tự đối với số hàng hóa trị giá 50 tỉ USD của Mỹ gồm đậu tương, máy bay, ô tô, thịt bò và hóa chất, ông Trump đã đẩy cao mâu thuẫn bằng cách chỉ đạo chính quyền của mình xác định thêm số hàng hóa trị giá 100 tỉ USD của Trung Quốc để trừng phạt.
Những mức thuế này hiện vẫn chưa có hiệu lực.
Nhiều tổ chức kinh doanh Mỹ lập luận rằng, ông Trump nên thành lập một liên minh với EU, Nhật Bản và các nước phương Tây khác để buộc Trung Quốc phải mở cửa nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, thay vì tới gần với các đồng minh châu Âu, Washington lại tìm cách tách mình bằng nhiều động thái bảo hộ, bao gồm một số mức thuế áp lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
Thời Đại