Ga Hà Nội "di dời": Số phận tuyến đường sắt xuyên nội đô thu hút khách du lịch ra sao?
Thời gian tới ga Hà Nội và ga Giáp Bát sẽ 'di dời' ra ngoại thành để xây dựng tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
- 20-08-2022Di dời ga Hà Nội, ga Giáp Bát làm metro
- 18-08-2022Di dời hạ tầng ga Hà Nội, ga Giáp Bát để làm đường sắt đô thị
- 18-08-2022Sẽ di dời ga Hà Nội, ga Giáp Bát để làm metro Yên Viên - Ngọc Hồi
Ngày 12/9, giải thích rõ thông tin về cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia tại ga Hà Nội, ga Giáp Bát sẽ được di dời, một đại diện Đường sắt Việt Nam cho hay, thông tin ga Hà Nội di dời là không đúng bản chất.
Theo vị này, đề án trong tương lai hành khách đi tàu sẽ được đón tiếp tại khu tổ hợp Ngọc Hồi, tuy nhiên hiện trạng ga Hà Nội vẫn được giữ nguyên thì gọi là thay đổi tác nghiệp kỹ thuật.
"Có nghĩa là tại đây vẫn thực hiện việc trung chuyển khách nội đô", vị này giải thích.
Chưa có thông tin "đóng cửa" tuyến đường sắt du lịch
Khi được hỏi về số phận tuyến đường sắt xuyên tâm thuộc khu vực Trần Phú, Lê Duẩn (đây là con đường thu hút khách du lịch mỗi khi tàu đi qua) phía đơn vị Đường sắt Việt Nam nhắc lại, gọi là "di dời" thì không đúng bản chất. Vì trong trường hợp thay đổi địa điểm đón khách ra Ngọc Hồi, thì ga Hà Nội vẫn là điểm trung chuyển khách nội đô, hiện tại chưa có thông tin bàn về "số phận" của tuyến đường sắt đi qua đây.
Tuyến đường sắt đi qua Trần Phú - Lê Duẩn đã trở thành điểm check in quen thuộc
Du khách không thể bỏ qua
Đa số đến đây là khách nước ngoài
Theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi có thông tin ga Hà Nội sẽ di dời về khu Ngọc Hồi, nhiều người dân sinh sống hai bên đường sắt thuộc khu vực phố cổ (Trần Phú) nơi có nhiều hàng quán đủ sắc màu, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách tham quan du lịch đều tỏ ra bỡ ngỡ.
Chủ nhà của một trong những hộ dân được Công ty đường sắt Việt Nam phân cho căn hộ ven đường sắt nhà, chia sẻ, gần đây họ chưa nắm được thông tin ga Hà Nội sẽ di dời, tuy nhiên từ năm 1996 đã có thông tin các hộ dân ở đây sẽ được tái định cư.
"Chủ trương của nhà nước thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, chúng tôi chỉ tiếc nếu như khách du lịch không còn được chứng kiến tận mắt con tàu đi qua ngay khi thưởng thức ly cà phê", chủ nhà nói.
Theo người dân, nhiều năm chung sống với tiếng tàu chạy dù có ồn ào nhưng đã quá quen thuộc, không cảm thấy phiền. Nếu ga Hà Nội di dời thì tàu sẽ không còn đi qua, nhưng ai ai cũng muốn giữ lại hiện trạng tuyến đường ray, bởi lẽ đây là hình ảnh tuyệt đẹp.
Người dân đã tận dụng làm điểm kinh doanh
Thu hút khách du lịch
Người dân thích thú ngắm tàu đi qua
Đối với người dân dọc theo tuyến đường tàu ở khu vực này, đây là đặc sản để đón tiếp du khách khắp mọi nơi đến tham quan, chụp hình….
Cũng với tâm trạng tiếc nuối, một chủ nhà cho hay, hình ảnh con tàu xuyên nội đô đã được du khách khắp thế giới ghi nhận.
"Cháu nhà tôi ở bên Đức thấy tấm hình khách du lịch chụp rất đẹp lúc tàu đi qua khu vực này. Rất tự hào vì Hà Nội có những khoảnh khắc thu hút được du khách, đáng nhớ", người dân chia sẻ.
Vị trí ga Hà Nội hiện nay sẽ trở thành ga trên cao nhiều tầng
Ban QLDA đường sắt, Bộ GTVT cho biết, Tổ hợp Ngọc Hồi được xây dựng vừa là nhà ga trung chuyển, vừa là khu depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác).
Đây sẽ là depot lớn nhất Việt Nam, tàu khách tuyến quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay. Còn ga Hà Nội sẽ được nâng lên thành ga trên cao nhiều tầng, đóng vai trò là ga trung chuyển.
Ga Hà Nội
Bộ GTVT cho biết, thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22/3, Bộ và UBND thành phố Hà Nội họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục tổ hợp ga Ngọc Hồi thuộc dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Bộ GTVT sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt quốc gia, còn UBND thành phố Hà Nội đầu tư các hạng mục khu depot thuộc Dự án đường sắt đô thị (metro) Yên Viên - Ngọc Hồi.
Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND thành phố Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu depot và dự án theo thẩm quyền.
Bộ GTVT cho biết, Bộ sẽ phối hợp Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.
Kiến trúc hài hòa
Trước đó, Bộ GTVT nhận được văn bản của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội, có nội dung kiến nghị, Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, trong đó có Tổ hợp ga Ngọc Hồi (thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Khu tổ hợp depot Ngọc Hồi sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 151,8 ha trên tổng diện tích 171 ha quy hoạch với mục tiêu trước mắt đảm bảo hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát.
Trong đó, phần đất để xây dựng các khu chức năng trong tổ hợp là 95,2 ha với các hạng mục chủ yếu như: xây dựng các khu chức năng đơn vị quản lý tàu đô thị, đơn vị quản lý đầu máy, đơn vị quản lý toa xe hàng, một phần ga hàng, đơn vị bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường sắt đô thị...
Dự án đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư năm 2008, thời gian thực hiện từ năm 2007-2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đến nay ở mức hơn 80.000 tỷ đồng.
Tổ quốc