Gần 40.000 cán bộ, công chức nghỉ việc trong 2,5 năm: Bộ Nội vụ nêu nguyên nhân
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin tại họp báo chiều 1/10.
Theo Bộ Nội vụ, trong 2,5 năm có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc với nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ cơ quan quản lý.
- 02-10-2022Nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 21 năm BHXH, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?
- 01-10-2022Top 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất 9 tháng đầu năm 2022
- 01-10-2022Những nền kinh tế nào đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2022?
Chiều 1/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin về tình trạng cán bộ công chức nghỉ việc trong thời gian qua.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phát sinh nhiều vấn đề khó khăn, Nhà nước và Chính phủ có nhiều hỗ trợ với những người khó khăn, trong đó có cán bộ, công chức bị ảnh hưởng.
Bộ Nội vụ trình báo cáo Thủ tướng và đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo trong giai đoạn dịch COVID-19 từ năm 2020- 6/2022. Đến nay, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 28 cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trực thuộc Trung ương. Theo báo cáo, trong vòng 2,5 năm, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.
"Bình quân mỗi năm khoảng 15.820 người, so với tổng biên chế được giao chỉ chiếm 0,8%. Trong đó, số cán bộ, công chức, viên chức cấp Trung ương nghỉ việc chiếm 18%, địa phương 82%. Số công chức nghỉ việc là hơn 4.000 người, viên chức hơn 35.000 người", Thứ trưởng Bộ Nội vụ thống kê.
Theo ông Nguyễn Duy Thăng, nhiều nguyên nhân khiến gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc trong 2,5 năm qua, bao gồm nguyên nhân khách quan, chủ quan và cả nguyên nhân từ cơ quan quản lý.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ chỉ ra nguyên nhân đầu tiên là do nền kinh tế thị trường, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều khó khăn trong khu vực công. Thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tại một số địa phương bị chênh lệch so với mặt bằng thu nhập của người dân trên địa bàn.
"Nguyên nhân khác là công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chuyên gia chưa được tốt, khu vực tư có nhiều chính sách thu hút hơn. Ngoài ra, trong quá trình tinh giảm biên chế, bộ máy... một số cơ quan, đơn vị khối lượng công việc tăng, gây sức ép cho người lao động", ông Thăng cho biết thêm.
Đứng trước vấn đề này, ông Thăng cho biết, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Trung ương, Quốc hội xem xét tăng lương cho cán bộ, công chức cho phù hợp.
VTC News