Gần hết năm 2023, công dân chưa đổi sang CCCD gắn chip có bị phạt không? Có 2 điều người dân cần lưu ý
CCCD gắn chip đã rất phổ biến trong đời sống ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ công dân chưa đổi sang loại giấy tờ này.
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là loại giấy tờ phổ biến, thông dụng ở Việt Nam hiện nay. Giống với CMND, nó cũng là giấy tờ tùy thân, đóng vai trò nhận diện, xác thực danh tính.
Đặc biệt hơn, CCCD gắn chip là “cầu nối” giữa người dân với công nghệ hiện đại, rút ngắn quá trình thực hiện các thủ tục hành chính và giảm bớt sự rườm rà vì phải mang quá nhiều giấy tờ bên mình.
Tuy nhiên, thực tế thì hiện tại vẫn còn một số ít công dân chưa đổi sang CCCD gắn chip. Vậy đến thời điểm hiện tại, công dân chưa đổi sang CCCD gắn chip có bị phạt hay không?
Được biết, theo quy định, người dân sẽ không bị xử lý nếu giấy tờ CCCD hoặc CMND còn thời hạn.
Vậy, đầu tiên phải xác định thẻ CCCD, CMND của công dân có còn hạn hay không?
Mặt trước của thẻ CCCD, CMND có ghi ngày tháng năm. Người dân có thể dựa vào độ tuổi của mình để tự xác định.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, có 3 mốc tuổi công dân phải đổi thẻ CCCD là ki đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu thẻ căn cước được cấp, đổi trước 2 năm so với quy định sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi tiếp theo.
Lưu ý: Trong trường hợp CMND, CCCD không gắn chip vẫn còn hạn khá dài, công dân vẫn nên cân nhắc việc đổi sang CCCD gắn chip. Bộ Công an khuyến cáo, người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang thẻ căn cước công dân gắn chip để sử dụng được thuận tiện, hưởng các lợi ích. Thẻ căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm.
Thứ hai, cần phải xác định xem công dân có nằm trong nhóm trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip hay không.
Có 14 trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, cụ thể là:
8 trường hợp phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
6 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang CCCD gắn chip:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Bị mất Chứng minh nhân dân.
Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu thuộc 14 trường hợp trên mà không thực hiện đổi CCCD gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng khi người vi phạm không xuất trình được CMND, CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND khi được người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra. Ngoài ra, những công dân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thể CCCD cũng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Phụ nữ mới