MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát

22-04-2022 - 12:07 PM | Thị trường

Gánh bún nhỏ nằm trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP. HCM) đã được truyền qua 3 thế hệ. Quán tuy không có biển hiệu nhưng vẫn được nhiều thực khách ghé đến thưởng thức.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 1.

Nằm trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP.HCM), gánh bún suông của bà Lương (54 tuổi) đã tồn tại qua 3 thế hệ. "Gánh bún đã có từ thời bà nội của chồng, sau đó được truyền lại cho mẹ chồng tôi. Được mẹ chồng truyền nghề, hiện tôi là đời thứ 3 gìn giữ nghề này", bà Lương chia sẻ.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 2.

Từ thời ngồi phụ đến khi bán chính, bà Lương đã gắn bó với hàng bún hơn 30 năm. Theo bà, lúc trước gia đình chồng có gánh bún bán ở nhiều nơi, nhưng vì hiện tại ai cũng đã về hưu nên chỉ còn bà tiếp nối.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 3.

Giải thích về cái tên gây tò mò, bà Lương nói: "Bún suông ( hay còn được gọi là bún đuông) là món ăn có xuất xứ từ Trà Vinh. Cái tên “suông” thực chất là phần thịt tôm được giã nhuyễn, trộn với bột, sau đó nặn thành hình thuôn dài giống con đuông dừa rồi đem nấu chín". Khi luộc lên, con suông căng đầy, dai dẻo, ăn vô cùng lạ miệng.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 4.

Bún được chần sơ qua nước sôi, sau đó thêm tương đen, mắm, suông và những món khác như giò heo, tôm luộc, thịt luộc, da heo... Với mức giá giao động từ 40.000 - 60.000 đồng, thực khách có thể lựa chọn món ăn kèm với suông tùy theo sở thích. Được biết, bà Lương thức dậy vào 2h sáng mỗi ngày, tự tay chuẩn bị từng nguyên liệu.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 5.

Ngoài phần suông được chế biến khá cầu kỳ thì phần nước dùng cũng được bà Lương chăm chút kỹ càng.“Để giữ được vị ngọt tự nhiên, tôi dùng nước dừa tươi hòa lẫn với nước luộc thịt và tôm để làm nước cốt. Ngoài ra, nước dùng còn có mực khô, huyết vịt và phần mỡ được thả nổi nhằm tạo ra độ béo, bùi bùi cho món ăn”, bà Lương cho biết.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 6.

Tô bún suông đặc biệt ở chỗ khi được mang ra phục vụ sẽ không có hành ngò như các món nước khác. Theo bà chủ, điều này sẽ giúp thực khách tận hưởng được hương vị nguyên bản của món ăn mà không bị kích thích bởi các yếu tố khác.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, món ăn còn được phục vụ kèm với loại nước chấm được kết hợp giữa nước me và tương đen đã qua pha chế. Chị Hoài (20 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết: “Khi ăn món này, tôi thường chấm suông đẫm nước sốt. Bởi khi kết hợp với nhau, chúng tạo ra thứ hương vị rất kích thích vị giác”.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 8.

Dọn hàng từ 6h sáng, sau vài tiếng, bà Lương đã bán hết 20 kg bún, tương đương hơn 100 bát. Vậy nên nhiều thực khách muốn thưởng thức phải dậy từ sớm hoặc mua mang về. Được hỏi về lý do không có biển hiệu, bà Lương chia sẻ: “Tôi không đổi cách nấu, không thêm biển hiệu đều là vì tôi muốn gìn giữ nét đặc trưng cho hàng ăn lưu truyền 3 đời này. Tôi tự hào vì vẫn giữ được vẻ nguyên bản của gánh bún”.

Gánh bún suông không biển hiệu truyền qua 3 thế hệ, vài tiếng mở hàng bán cả trăm bát - Ảnh 9.

Khách ghé đến nơi này thường là những vị khách lâu năm hoặc những người vì tò mò mà tìm đến. Ông Nam (59 tuổi),“mối ruột” của quán, chia sẻ:“Từ hồi còn trẻ, tôi đã đến gánh bún này ăn. Ngoài hương vị đặc biệt thì quán còn luôn niềm nở và hiểu rõ sở thích của từng vị khách. Thế nên quán được lòng khách hàng gần xa”.

https://soha.vn/ganh-bun-suong-khong-bien-hieu-truyen-qua-3-the-he-vai-tieng-mo-hang-ban-ca-tram-bat-20220420153614336.htm

Theo Quỳnh Hương

Nhịp sống Việt

Trở lên trên