Gạo là nông sản duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng sau 10 tháng
Hoạt động xuất khẩu tháng 10 ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước nhưng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
- 29-10-2020Thị trường ngày 29/10: Dầu lao dốc 5% xuống thấp nhất 4 tháng; cao su tăng gần 8% lập đỉnh 12 năm
- 25-10-2020Campuchia muốn cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo trắng
- 24-10-2020Bưởi Việt rộng đường xuất ngoại
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước nhưng tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng, giá trị xuất khẩu ước đạt gần 229,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ và có 31 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Dù kim ngạch giảm 4,5% so với năm ngoái, điện thoại và linh kiện vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất, đạt 42 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu. Sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện lớn thứ hai, đạt 36,2 tỷ USD, tăng 24,3%. Tiếp đến là dệt may, đạt 24, 8 tỷ USD, giảm 9,3%. Trong khi đó, hầu hết các mặt hàng nông sản đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm trước. Hạt tiêu, rau quả là những mặt hàng có tỷ lệ giảm nhiều nhất, 12,5-15,2% so với cùng kỳ nhưng gạo là trường hợp duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng (8,2%), ước đạt 2,6 tỷ USD.
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng dương trong 10 tháng đầu năm. Ảnh: ABSCBN News.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD trong 10 tháng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc, ước đạt 37,6 tỷ USD, tăng 14% và thị trường EU xếp thứ ba, ước đạt 28,9 tỷ USD.Về cơ cấu, nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 123,8 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54% giá trị xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, ước đạt 81,8 tỷ USD, tăng 1,5%. Nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Cuối cùng, nhóm hàng thủy sản ước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 24,5 tỷ USD trong tháng 10, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 210,6 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ, với 34 mặt hàng có giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% hoạt động nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 51,3 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 29,8 tỷ USD, giảm 0,6%. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ 3, đạt 29,8 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ.
Nhóm hàng tư liệu sản xuất có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, chiếm 92,6% hoạt động nhập khẩu hàng hóa, ước đạt hơn 194,9 tỷ USD trong 10 tháng, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, với trị giá ước đạt 65,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thị trường thứ 2 và thứ 3 là Hàn Quốc và ASEAN đều ghi nhận nhập khẩu giảm 5,3-8,5%, ước đạt 37,4 tỷ USD và 24,4 tỷ USD.
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng vẫn xuất siêu kỷ lục, đạt 18,72 tỷ USD dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó xuất khẩu ước đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% và nhập khẩu ước đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4%.
Người đồng hành