Gặp 1 cái bẫy giữa ngã 3 đường, cả đoàn lính "sa lầy", duy nhất 1 người thoát được: Lý do phía sau khiến đám đông xấu hổ
Lý do khiến duy nhất 1 người lính không rơi vào cái bẫy này có thể giúp chúng ta rút ra cho mình một bài học vô cùng quan trọng trong cuộc đời.
- 01-09-2020Càng vội tính toán, tiền bạc càng tránh xa bạn: Trước tiên cần làm tốt 3 điều sau, dần dần TÀI LỘC sẽ tới
- 01-09-20204 đặc điểm chỉ có ở người đàn ông bản lĩnh, có thể một tay gây dựng cơ đồ, được nhiều người trọng vọng
- 01-09-2020Người nhiều tiền và người giàu có khác nhau như thế nào?
1. Người về đầu tiên
Có một binh sĩ nọ vô cùng yếu kém trong khoản chạy cự li dài. Bởi vậy, trong một cuộc chạy việt dã của bộ đội, anh rất nhanh chóng bị tụt lại phía sau đoàn người, một mình lẻ loi chạy cuối cùng.
Chạy qua mấy khúc cua bỗng thấy một ngã 3. Một hướng chỉ rõ là con đường cho các sĩ quan chạy, một hướng còn lại là con đường nhỏ dành cho các binh sĩ.
Anh dừng lại một lát, mặc dù cảm thấy bất mãn với việc làm sĩ quan được hưởng lợi trong cuộc đua việt dã, nhưng anh vẫn chạy theo hướng con đường nhỏ dành cho binh sĩ.
Không ngờ mới trôi qua nửa tiếng đồng hồ, anh đã đến được điểm đích, lại còn là người đến đích đầu tiên.
Binh sĩ này cảm thấy thật khó tin. Bởi từ trước đến nay anh chưa bao giờ được xếp hạng trong cuộc thi chứ chưa nói là có thể vượt qua được 50 người chạy đầu tiên.
Nhưng lúc này ngay cả vị sĩ quan chủ trì cuộc thi chạy cũng đã vui mừng đến chúc mừng anh đã giành chiến thắng trong cuộc thi.
Vài tiếng đồng hồ sau, cả đội mới về đến đích. Họ chạy đến mệt lử dã dời, thấy anh là người chiến thắng cũng cảm thấy kì lạ. Nhưng rồi mọi người cũng đều tỉnh ngộ ra.
Thì ra sự thành thật, thẳng thắn và nghiêm túc khi đứng trước ngã 3 đường kia đã quyết định đến kết quả cuối cùng của cuộc thi.
2. Hoa mẫu đơn của nhà vua
Có một vị vua không có con trai nối ngôi, nên ông quyết định sẽ tuyển chọn một đứa trẻ trong dân chúng để phong làm hoàng tử.
Thế là ông ban cho mỗi một đứa trẻ đến ứng tuyển một cây hoa mẫu đơn, xem hoa ai trồng đẹp nhất và đóa hoa nào nhiều bông nhất, người ấy sẽ được phong làm hoàng tử.
Kết quả là đến ngày bình chọn, hầu hết mọi đứa trẻ đều ôm một bó hoa mẫu đơn xinh đẹp đến đọ sắc tranh đua với nhau. Chỉ có duy nhất một đứa trẻ là mang một chiếc chậu nhỏ, không có bất cứ mầm sống nào ở bên trong.
Thật không ngờ, chính cậu bé này là người được nhà vua lựa chọn làm người kế vị, bởi cậu là cậu bé duy nhất trung thực và thành thật.
Trước khi giao hạt giống cho những đứa trẻ, nhà vua đã hạ lệnh đem tất cả các hạt giống hoa đi luộc chín và như thế, chúng không thể nảy mầm đơm hoa được. Nhà vua làm vậy là để thử nghiệm phẩm hạnh, nhân cách của các ứng viên, từ đó tìm ra người xứng đáng nhất kế nhiệm mình.
3. Chuyện về lòng thành tín của các vĩ nhân
1. Câu chuyện thuở bé của Lê-Nin
Hồi còn nhỏ, Lê-nin là một cậu bé rất chăm chỉ học hành. Ở trường cậu học giỏi tất cả các môn học.
Khi giáo viên giảng bài, cậu đều nghiêm túc lắng nghe. Bài tập giáo viên giao, cậu đều chăm chỉ hoàn thành hết thảy.
Ngoài các môn học ở trường ra, Lenin còn đọc rất nhiều cuốn sách ngoài chương trình học.
Cậu cũng thường chia sẻ những câu chuyện thú vị trong sách với người khác. Và cậu cũng yêu những con người cần cù dũng cảm trong những cuốn sách mà cậu đọc, coi họ là tấm gương để cậu noi theo.
Cũng vì thế mà Lê-nin cực kỳ trân trọng sách. Cậu chưa từng làm bẩn hay vứt sách lung tung.
Hồi nhỏ, Lê-nin đã có đức tính cần cù, đam mê học tập như vậy đó.
2. Washington chặt cây
Washington là vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Khi ông còn nhỏ đã từng chặt gãy hai cây anh đào của cha ông. Cha ông trở về biết chuyện đã vô cùng tức giận. Cha ông thầm nghĩ: "Nếu ta phát hiện ra được ai chặt cây của ta, ta sẽ đánh người đó một trận tơi bời".
Sau đó, cha ông đi dò hỏi thăm dò khắp nơi. Cuối cùng ông đến hỏi cậu con trai của mình.
Lúc này Washington mới bắt đầu khóc nức lên rồi thẳng thắn thừa nhận với cha ông: "Là con đã chặt cây của cha ạ".
Người cha nghe vậy thì bế bổng cậu lên và nói: "Chàng trai thông minh của cha, cha thà mất đi 100 cái cây, cũng không muốn nghe một lời nói dối từ con".
3. Câu chuyện thuở nhỏ của Chu Ân Lai
Khi gà gáy ba lần, trong vườn hoa nhà họ Chu đã vang tiếng đọc sách lanh lảnh của cậu bé Chu Ân Lai, bài thơ tạm dịch như sau: "Cày đồng giữa trưa nắng, mồ hôi lã chã rơi xuống đất. Nào biết đâu, cơm trong bát, từng hạt, từng hạt đều phải khổ sở mới có thể làm ra."
Cứ lẩm nhẩm như thế, rất nhanh Chu Ân Lai đã học thuộc xong bài thơ. Nhưng dù vậy, cậu vẫn chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của bài thơ, cậu tự hỏi: Để làm ra mỗi một hạt cơm thơm ngon rốt cuộc phải vất vả đến nhường nào?
Hôm sau, Chu Ân Lai đến nhà mẹ Tưởng chơi. Lúc ăn cơm, cậu nhìn những hạt cơm trắng ngần, không nhịn được liền hỏi: "Mẹ Tưởng ơi, làm sao để có được những hạt cơm như thế này ạ?"
Mẹ Tưởng rất quý tinh thần ham học hỏi của Chu Ân Lai, liền cười nói với cậu: "Gạo là từ thóc xay ra mà thành. Mỗi hạt gạo đều có một lớp vỏ cứng màu vàng.
Cuộc đời của nó phải trải qua các quá trình: Từ ngâm hạt giống nảy mầm, đến gieo mạ, nhổ mạ đem đi cấy, rồi còn phải chăm sóc bón phân, trừ sâu diệt bệnh, thu gặt tuốt lúa, cho đến xay thóc mới cho ra những hạt gạo thơm ngon thế này đấy".
Chu Ân Lai nghe vậy kinh ngạc nói: "Oa, có được một bát cơm ăn thật không dễ dàng".
Mẹ Tưởng nói: "Đúng vậy, hơn mười công đoạn này cũng không biết cần bao nhiêu người cày cấy mới đủ. Từng hạt gạo thơm ngon này đều làm ra từ mồ hôi công sức của các bác nông dân mà ra đấy con".
Một lần giảng giải của mẹ Tưởng không những giúp Chu Ân Lai hiểu thêm về bài thơ, mà còn cổ vũ tinh thần phấn đấu học tập cho cậu.
Để học tốt phần luyện chữ, ngoài phải chăm chỉ hoàn thành bài tập giáo viên giao cho, cậu còn phải kiên trì luyện viết 100 chữ mỗi ngày.
Vào một hôm nọ, Chu Ân Lai theo mẹ Trần đến nhà người họ hàng ở một nơi xa xôi, lúc trở về đã là tối muộn.
Cả đoạn đường xa, bụi bẩn và mệt mỏi, Chu Ân Lai nhỏ bé mệt đến mức thở không ra hơi, ngáp dài ngáp ngắn, hai mí mắt cậu đã bắt đầu đánh nhau, nhưng cậu vẫn muốn kiên trì luyện xong 100 chữ mới cho phép mình nghỉ ngơi.
Mẹ Trần thấy thế xót xa, liền khuyên cậu: "Ngày mai viết chữ cũng được mà con".
Cậu đáp: "Không được đâu mẹ, việc của hôm nay thì hôm nay phải làm cho xong".
Chu Ân Lai thuyết phục mẹ Trần xong, liền liên tục cúi đầu vào chậu nước lạnh để xua tan cơn buồn ngủ, nhờ thế mà đầu óc cũng tỉnh táo hơn nhiều.
Cậu vừa viết xong 100 chữ, mẹ Trần liền giật lấy chiếc bút trong tay Ân Lai, bảo cậu: "Như vậy là được rồi chứ, giờ con mau đi ngủ đi".
Chu Ân Lai chăm chú nhìn vết mực vừa viết 100 chữ còn chưa khô, nhíu mày nghiêm túc nói: "Chưa được đâu mẹ Trần, mẹ nhìn xem hai chữ này bị con viết nghiêng vẹo mất rồi".
Dứt lời, bàn tay của Chu Ân Lai lại vung bút lên, nắn nót viết lại hai chữ kia vài lần, cho đến khi hài lòng mới thôi.
Lời bình
Trong xã hội dù là ngày xưa hay hiện tại, con người chúng ta ưu tú hay không ưu tú không quan trọng bằng việc bản thân mỗi người có được mọi người tin tưởng và tín nhiệm hay không? Mà muốn được tin tưởng và tín nhiệm, con người nhất định phải trang bị cho mình một thứ: Nhân cách tốt.
Nhân cách là tấm phiếu thông hành quyết định việc bạn có được chấp nhận trên hành trình di chuyển của cuộc đời.
Nhân cách của một người sẽ quyết định giá trị của người đó trong xã hội. Và trong tất cả những yếu tố làm nên nhân cách của con người, thành tín (sự nghiêm túc, trách nhiệm, trung thực không dối trá, giữ chữ tín) chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Được tín nhiệm là một hạnh phúc, và người giữ được chữ tín là người đáng được tôn trọng.
Pháp luật và Bạn đọc