MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá 'non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin', thực tế ra sao?

12-12-2022 - 20:27 PM | Lifestyle

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá 'non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin', thực tế ra sao?

Nhiều người trẻ thuộc thế hệ sinh sau năm 2000 hiện nay thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến khởi nghiệp, làm chủ thay vì những công việc văn phòng truyền thống. Bên cạnh việc gia tăng thu nhập còn vì một mục đích hiếm gặp ở các thế hệ trước.

Người trẻ khao khát khởi nghiệp để tự do

Ba năm sau khi tốt nghiệp ngành giảng dạy tiếng Trung, cô gái Đổng Chân Chân nhận ra mình đã đi nhầm đường vì không cảm thấy vui vẻ khi đứng trên bục giảng. Chân Chân muốn một công việc tự do, sáng tạo và nhanh chóng tăng thu nhập. Nghề giáo không giúp cô có được điều này.

“Tôi khó chấp nhận lịch trình công việc cố định", Đổng Chân Chân nói.

Vậy nên sau khi ra trường, Đổng Chân Chân mở một studio ở thành phố Thành Đô (Trung Quốc) và mở dịch vụ hỗ trợ các startup xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội.

Những doanh nhân vừa chớm nở như Đổng Chân Chân không hề hiếm trong thế hệ sinh sau năm 2000, thế hệ đầu tiên ở Trung Quốc sinh ra ở thế kỷ 21 vừa tốt nghiệp đại học và bắt đầu gia nhập thị trường lao động.

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin, thực tế ra sao? - Ảnh 1.

Thoạt nhìn, năm 2022 giống một năm tồi tệ để khởi nghiệp ở Trung Quốc. Nền kinh tế bất ổn vì đại dịch, buộc các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Tiêu thụ trì trệ, vốn đầu tư mạo hiểm dần cạn kiệt khi các nhà đầu tư để mắt những thị trường mới nổi tăng trưởng tốt hơn.

Sự hỗn loạn của nền kinh tế đã khiến nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi tìm kiếm sự an toàn ở các công việc nhà nước. Những người khác cố gắng chờ đợi làn sóng thất nghiệp qua đi bằng cách ở lại trường học tiếp hoặc ra nước ngoài. Nhưng đó không phải bức tranh tổng thể.

Bất chấp khó khăn, những người trẻ thế hệ sinh sau năm 2000 thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến khởi nghiệp. Trên nền tảng mạng xã hội video phổ biến Bilibili, những nội dung liên quan đến kinh doanh thu về 830 triệu lượt xem trong năm 2021, tăng 77% so với năm trước đó. Lượng lớn người trẻ nói rằng họ sẵn sàng cân nhắc đến những công việc phi truyền thống thay vì làm toàn thời gian.

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin, thực tế ra sao? - Ảnh 2.

Một lợi thế giúp Gen Z yên tâm lựa chọn hướng đi riêng của mình chính là nhiều người trong số họ đến từ những gia đình khá giả, có khả năng hỗ trợ họ về mặt tài chính. Từ 2000-2021, thu nhập khả dụng của người Trung Quốc ở thành thị đã tăng gấp 7 lần.

Theo một báo cáo năm 2021 của Quỹ Doanh nhân và Việc làm Thanh niên Trung Quốc, hơn 90% tiền đầu tư cho những start-up nước này hiện nay đến từ tiền tiết kiệm hoặc tiền cho vay của bạn bè, người thân.

Sinh ra với nhiều đặc quyền, người trẻ hiện nay được sự tự tin khác các thế hệ trước. Tại môi trường làm việc, gen Z được đánh giá là cứng đầu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Họ hướng ngoại và sáng tạo hơn.

Với các nhà đầu tư Trung Quốc, đó là một triển vọng hấp dẫn. Một số công ty đầu tư mạo hiểm thành lập các nhóm chuyên dụng để tìm kiếm và nuôi dưỡng những người sáng lập start-up gen Z với niềm tin rằng nền tảng kiến ​​thức của họ sẽ giúp tạo ra các công ty thành công.

“Hầu hết họ đều có tầm nhìn toàn cầu và sự tự tin về văn hóa. Họ háo hức đổi mới và táo bạo hơn”, Kim Nhất Khai, một nhà đầu tư công nghệ có công ty làm việc với những người sáng lập gen Z cho biết.

"Gen Z vẫn còn quá non nớt"

Theo Lôi Y Đình, một nhà đầu tư ở Thượng Hải, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng vẫn thận trọng khi làm việc với những người sau 2000. Cô ấy nói rằng vẫn những người sáng lập start-up ở độ tuổi 20 có xu hướng non nớt, thiếu kinh nghiệm và quá tự tin.

“Họ thường thể hiện mình là những doanh nhân lý tưởng, hoàn hảo và không có điểm yếu,” Lei nói với Sixth Tone, “Nhưng họ không thực sự biết mình muốn làm gì, hoặc nên làm gì. Họ mới chỉ biết chạy theo các điểm nóng thị trường”.

Bản thân cô gái gen Z Đổng Chân Chân cũng thừa nhận những mô tả này chính xác. Mặc dù studio cô hiện đang hoạt động tốt, nhưng Chân Chân vẫn cho rằng việc khởi nghiệp sớm thường là một lựa chọn “bốc đồng và thiếu khôn ngoan”.

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin, thực tế ra sao? - Ảnh 3.

Theo cô gái này, nhiều người sinh sau năm 2000 kinh doanh quá sớm, thay vì tích luỹ kinh nghiệm quý giá tại các công ty lớn trước. Trong khi những người sau thập niên 80 thường tập trung vào việc kiếm một công việc tại công ty công nghệ lớn và thăng tiến, người trẻ hiện này có xu hướng tự tạo ra con đường của riêng mình.

“Cũng có nhiều người trẻ bước ra từ các công ty lớn chọn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ vì đam mê. Nhưng họ dễ nhầm lẫn giữa thế mạnh của công ty với khả năng cá nhân, cũng như đánh giá thấp những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh”, Đổng Chân Chân nói.

Trường hợp của cô gái họ Vương 22 tuổi, tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang ở Mỹ là ví dụ. Cô trở về Trung Quốc sau tốt nghiệp, sử dụng nguồn vốn từ bố mẹ để mở cửa hàng mũ. Cô gái này đã phân tích cẩn thận thị trường may mặc Trung Quốc, nhưng không lường trước được việc phong tỏa Thượng Hải vào đầu năm 2022. Trong nhiều tháng, cửa hàng vẫn đóng cửa nhưng Vương vẫn phải tiếp tục trả tiền thuê nhà và lương cho nhân viên. Đến nay doanh số bán hàng vẫn giảm, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Khởi nghiệp trước hay làm việc cho công ty trước?

Cũng có những người trẻ đã thành công, đặc biệt ở lĩnh vực liên quan đến truyền thông kỹ thuật số. Họ tìm được cơ hội kinh doanh sản xuất ra thị trường nước ngoài thông qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Như Jaly, người sáng lập một cửa hàng trang sức trực tuyến trên Instagram. Cô khởi nghiệp sau khi nhận ra tiềm năng của thị trường các nước phương Tây khi thị trường nội địa đã bão hoà. Mặc dù mới ngoài 20 tuổi nhưng Jaly đã điều hành cửa hàng được 3 năm và mở văn phòng công ty ở thành phố lớn phía tây nam Trùng Khánh. Nhưng cô vẫn ước rằng mình có cơ hội làm việc tại công ty lớn để có thêm kinh nghiệm, giúp bản thân vững vàng hơn khi quản lý công việc kinh doanh.

Gen Z đổ xô đi khởi nghiệp làm chủ vì một lý do gây bất ngờ: Nhà đầu tư đánh giá non nớt, thiếu kinh nghiệm, quá tự tin, thực tế ra sao? - Ảnh 4.

Trong khi đó, một cô gái 22 tuổi Hồ Tư Nguyệt từng thực tập ở một số gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Alibaba, ByteDance và Google khi còn học đại học cho rằng khởi nghiệp giúp cô học hỏi được nhiều hơn.

Là một chủ doanh nghiệp, cô phải lo lắng về marketing, quản lý và gọi vốn trong khi ngày trước Tư Nguyệt chỉ cần lo nhiệm vụ của mình. “Khởi nghiệp không hề dễ dàng. Thật sự muốn làm ra sản phẩm tốt thì mệt gấp 10 lần làm cho hãng tên tuổi”, cô gái họ Hồ nói.

Nhưng Hồ Tư Nguyệt vẫn cảm thấy mình đã lựa chọn đúng. Theo cô gái này, nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh hay cho một sản phẩm thì tốt hơn hết là đừng chần chừ.

“Nếu bạn làm việc cho một công ty internet lớn trong vài năm thì ý tưởng mà bạn muốn thực hiện đã được các đối thủ của bạn thực hiện rồi”, Tư Nguyệt nói, “Hãy bắt đầu công việc kinh doanh của mình ngay lập tức".

Phương Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên