MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GenZ đã hết “bồng bột”: Dẫn đầu nhóm lo lắng về tài chính, tiết kiệm tiền thậm chí cao hơn GenY

10-11-2024 - 13:38 PM | Doanh nghiệp

GenZ đã hết “bồng bột”: Dẫn đầu nhóm lo lắng về tài chính, tiết kiệm tiền thậm chí cao hơn GenY

Trước đó, GenZ được xem là đối tượng tiêu dùng mới mà các nhãn hàng rất thích khi chi tiêu mạnh, thậm chí mua sắm theo cảm xúc là chính.

Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024 của Ngân hàng UOB công bố mới đây ghi nhận hơn 8 trong 10 người tiêu dùng ở Việt Nam cảm thấy tích cực về tình hình kinh tế hiện tại. Song song, 7 trong 10 người tiêu dùng cảm thấy tích cực về môi trường kinh tế hiện tại.

Dù so với khu vực, người Việt ít lo ngại về suy thoái kinh tế hơn, song tình hình khó khăn đã và đang thay đổi đáng kể tâm lý chi tiêu của người dùng Việt Nam, đặc biệt GenZ.

Ông Paul Kim - Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng, mặc dù nỗi lo suy thoái đã giảm đi so với năm ngoái, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính, trong đó đặc biệt là nhóm Gen Z thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%). Báo cáo của UOB cũng ghi nhận, Gen Y và Gen Z hiện nổi bật hơn cả trong xu hướng tiết kiệm và đầu tư. Hầu hết người tiêu dùng giữ nguyên mức tiền tiết kiệm giống năm ngoái, nhưng GenZ đang tiết kiệm nhiều hơn. Theo đó, Gen Z dành tới 32% thu nhập cho khoản tiết kiệm trong năm 2024, trong khi con số này vào năm 2023 là 30%. Trong khi đó, nhóm Gen Y và phân khúc trung lưu lại có xu hướng đầu tư nhiều hơn so với các nhóm khác.

GenZ đã hết “bồng bột”: Dẫn đầu nhóm lo lắng về tài chính, tiết kiệm tiền thậm chí cao hơn GenY- Ảnh 1.

Ảnh: Báo cáo từ UOB.

Trước đó, GenZ được xem là đối tượng tiêu dùng mới mà các nhãn hàng rất thích khi chi tiêu mạnh, thậm chí mua sắm theo cảm xúc là chính. Từ năm 2024, khủng hoảng kinh tế bao trùm, tình trạng “lay-off” (sa thải, cắt giảm nhân sự hàng loạt của doanh nghiệp) đã kiềm chế và thay đổi tâm lý này.

Kết quả khảo sát hồi tháng 6/2024 của Shopee và Kantar Profiles cũng nhấn mạnh sự thay đổi trong hành vi mua sắm từ “bốc đồng” sang “có chủ đích” của thế hệ này. Trong đó, cứ 2 Gen Z sẽ có 1 người dành ít nhất 5 ngày để tìm hiểu về sản phẩm trước khi mua, bao gồm đọc đánh giá (26%), xem video giới thiệu sản phẩm (20%) và tìm kiếm thông tin giá cả.

Chưa kể, khác với thế hệ 7x – 8x, thay vì tích lũy tài sản, Gen Z cũng đang nổi lên như những nhà đầu tư tiềm năng với quan điểm “tiền đẻ ra tiền”. Khi, nhóm lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng việc làm năm 2020 tại Mỹ.

“Kinh tế biến động, thị trường việc làm ngày càng khắt khe. Công nghệ mới phát triển vũ bão mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem tới những thách thức nhất định về việc cập nhật tri thức để có thể đi cùng thời đại. Chính vì lẽ ấy mà giới trẻ ngày nay luôn có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tài chính. Họ hiểu, rằng chỉ có một nền tảng tài chính khoẻ mạnh thì họ mới có thể an tâm thực hiện các kế hoạch cuộc sống của mình” , đại diện The Moneyverse chia sẻ bên lề trong chương trình mới đây.

Theo vị này, GenZ không chỉ mong muốn kiếm tiền mà còn khao khát học hỏi và thu lượm kiến thức về cách quản lý tiền bạc một cách thông minh và hiệu quả. Nhiều bạn trẻ dành thời gian tìm hiểu về các phương pháp đầu tư, lập kế hoạch tài chính cá nhân, và thậm chí là tạo ra những nguồn thu nhập bền vững từ sớm để đảm bảo một tương lai ổn định.

Đồng tình về xu hướng chi tiêu GenZ đã thay đổi, theo đại diện The Moneyverse thì giới trẻ cũng chú trọng đến việc tiêu tiền một cách hợp lý.

The Moneyverese đang là sân chơi đầu tư thực chiến do thế hệ nhà đầu tư mới, được đồng tổ chức với Chứng khoán SSI và BIDV. Tính đến hiện tại, tổng lượt xem trên nền tảng Tiktok đã đạt gần 50 triệu, The Moneyverse 3 tuần liên tục lọt top xu hướng tìm kiếm của nền tảng này.

GenZ đã hết “bồng bột”: Dẫn đầu nhóm lo lắng về tài chính, tiết kiệm tiền thậm chí cao hơn GenY- Ảnh 2.

Ảnh: Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển CTCP Chứng khoán SSI.

Trong chia sẻ trước đó, đại diện SSI là ông Phạm Lưu Hưng cho biết hiện các bạn trẻ đã chủ động tham gia đầu tư rất nhiều với giá trị rất cao, trong bối cảnh chỉ có khoảng 30% người Việt Nam trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn so với trung bình khu vực ASEAN là 38%. Giới trẻ, dù được tiếp xúc hằng ngày với internet, công nghệ, vẫn nằm trong nhóm bị lừa cao nhất trên không gian mạng.

Do đó, theo ông Hưng thì việc giáo dục đầu tư cho giới trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển thị trường, bởi đây sẽ là thế hệ nhà đầu tư trong tương lai. Phát triển thị trường không chỉ bao gồm nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, mà quan trọng không kém đó là phát triển cơ sở nhà đầu tư, nâng hạng nhà đầu tư từ F0 lên nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên