MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ghé thăm ngôi trường tư thục cho học sinh ăn bằng đĩa bạc, học phí hơn 1 tỷ đồng/ năm

26-10-2017 - 17:00 PM | Sống

Đây là một trong những ngôi trường tư thục có mức học phí đắt đỏ nhất thế giới, thuộc hệ thống trường mà hai hoàng tử Anh William và Harry từng theo học.

Mức học phí khủng: Hơn 1 tỷ đồng/năm

Theo thông tin chính thức từ trang Business Insider, trường Wetherby-Pembridge, nơi hai hoàng tử Anh William và Harry từng theo học, vừa mở chi nhánh ở quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Ở Anh, đây là ngôi trường tư thục nổi tiếng và từng có nhiều thành viên hoàng gia Anh theo học. Còn tại Mỹ, trường Wetherby-Pembridge là một trường tư thục độc lập dành cho học sinh nam và nữ độ tuổi từ 3 đến 14 tuổi.

Ngôi trường tọa lạc ở phía đông Manhattan, cách công viên trung tâm Central Park chỉ một con phố, trên đường 96 East Street và nằm trong tòa nhà mang phong cách Beaux-Arts của Pháp.


Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường đẹp cổ kính với thiết kế mang phong cách Beaux-Arts của Pháp .

Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường đẹp cổ kính với thiết kế mang phong cách Beaux-Arts của Pháp .


Bà Bailey - Hiệu trưởng trường Wetherby-Pembridge, là người đã dành nhiều tâm huyết từ việc mở trường đến định hướng phát triển của ngôi trường.

Bà Bailey - Hiệu trưởng trường Wetherby-Pembridge, là người đã dành nhiều tâm huyết từ việc mở trường đến định hướng phát triển của ngôi trường.

Học phí khi theo học tại ngôi trường này vào khoảng 45,500 USD/năm (tương đương hơn 1 tỷ đồng mỗi năm) và thuộc top những trường có mức học phí đắt đỏ nhất trên thế giới. Mặc dù trường có nguồn gốc từ Anh và giảng dạy theo chương trình Anh, song phần lớn các gia đình có con học ở Wetherby-Pembridge đều xuất thân từ gia đình người Mỹ. Chỉ một số gia đình gốc Anh ở đây, còn phần lớn là người New York.

Bà Bailey, hiệu trưởng của trường cho biết trường Wetherby-Pembridge là sản phẩm kết hợp giữa văn hóa Anh và Mỹ cũng như thực tiễn học tập. Trong quá trình học trẻ sẽ được phân "nhà" tương tự trong câu chuyện Harry Potter và rất rất nhiều điều thú vị khác. Chắc chắn với số học phí “khủng” như vậy, cả phụ huynh và học sinh sẽ cảm thấy hài lòng với phong cách đào tạo và chương trình giảng dạy tại ngôi trường này.

Học sinh ăn bằng đĩa bạc, học phép tắc của người Anh

Để minh chứng cho chất lượng đào tạo, bà Bailey cùng các giáo viên trong trường đã cố gắng tạo ra môi trường học tập hấp dẫn, chất lượng cao cả về cơ sở vật chất và chương trình học cho các em học sinh.

Trong năm khai giảng đầu tiên, trường bố trí các bé 3 tuổi học lớp nhà trẻ, 4 tuổi lớp mầm non và 5-6 tuổi là lớp mẫu giáo. Các em lớn tuổi hơn sẽ được phân thành các lớp dựa trên số điểm đạt được môn Toán và Tập đọc. Trong tương lai, ban giám hiệu nhà trường dự kiến mỗi năm mở thêm 1 lớp. Và mục tiêu trường sẽ mở đến lớp 8 cho các em học sinh trong vòng 8 năm tới.

Trong quá trình học, các em sẽ được phân vào 3 nhà là Braeburn, McIntosh và Russet tương tự trong truyện Harry Potter. Việc này giúp các em học được cách tự hào về ngôi nhà của mình, cạnh tranh với học sinh ở “nhà” khác bằng cách cố gắng ghi điểm hoặc phần thưởng về cho nhà của mình và giành chiến thắng cho nhà vào cuối năm học.

Các em học sinh còn được cùng cha mẹ tham gia các hoạt động trong ngày hội thể thao hàng năm tại công viên trung tâm Central Park ngay bên kia đường. Ngoài ra hàng tuần, các em được đi thăm công viên và nhiều hoạt động bổ ích khác.


Con đường dẫn tới trường tràn ngập cây xanh, rải rác lá vàng trên vỉa hè trong một ngày ấm áp giữa tiết trời se lạnh của mùa thu tháng 10.

Con đường dẫn tới trường tràn ngập cây xanh, rải rác lá vàng trên vỉa hè trong một ngày ấm áp giữa tiết trời se lạnh của mùa thu tháng 10.

Học sinh mặc bộ đồng phục truyền thống của trường (trái) không khác mấy so với bộ đồng phục năm xưa 2 anh em hoàng tử Anh từng mặc khi theo học tại trường ở Anh (phải). Các bé gái sẽ mặc váy kẻ sọc xám, còn các bé trai mặc áo khoác màu xám viền đỏ. Bên trong áo khoác là áo polo và có thắt nơ cổ với học sinh bậc mẫu giáo.

Tách biệt với không gian ồn ào bên ngoài là tiền sảnh rộng và khá yên tĩnh dẫn vào cổng chính của ngôi trường.

Trường mở cửa vào lúc 8 giờ 30 sáng.

Tầng 1 của trường là các lớp nhà trẻ và mầm non. Khi tới bậc mẫu giáo, trẻ sẽ được chia lớp theo giới tính với chương trình giảng dạy chính. Đây là ngôi trường mẫu giáo duy nhất ở Manhattan phân lớp theo giới tính. Dù gặp phải ý kiến trái chiều, nhưng hiệu trưởng Bailey tin rằng phân chia các lớp theo giới tính ngay từ nhỏ sẽ giúp các em có định hướng và mang lại kết quả học tập tốt hơn.

Bà Bailey giải thích rằng quá trình tuyển sinh vào trường Wetherby-Pembridge dựa trên yêu cầu "lấy trẻ làm trung tâm". Học sinh được tham gia một buổi vui chơi trước khi nhà trường gặp bố mẹ và đưa ra quyết định cuối cùng về việc tuyển sinh.

Trường Wetherby-Pembridge sử dụng chương trình giảng dạy quốc gia của Anh. Trẻ được học về số đếm, chữ cái, phát âm và đánh vần sớm hơn học sinh ở các trường mẫu giáo Mỹ. Trẻ đồng thời được dạy về truyền thống, cung cách, phép tắc người Anh, trong đó có 3 giá trị nền tảng là sự tôn trọng, tính kiên cường và trách nhiệm rất được chú trọng. Trường đề cao việc dạy trẻ có thái độ và cách ứng xử lịch thiệp bằng cách nói "làm ơn", "cảm ơn" và "chào buổi sáng".

Phòng ăn chính chưa hoàn thành nên các em ăn trong một phòng tạm. Khi phòng ăn chính hoàn thành, trẻ sẽ được ăn bằng đồ sứ và đĩa bạc thật để cảm nhận được đúng lễ nghi. Các bữa được sắp xếp theo "mô hình gia đình" và trẻ học phép tắc trên bàn ăn ngay từ nhỏ.

Hình ảnh các bé học sinh nam hào hứng chạy lên cầu thang để đến lớp. Thiết kế bên trong luôn đồng nhất và tạo không gian thoải mái cho trẻ.


Phòng học đầy đủ dụng cụ và được bài trí bắt mắt giúp thu hút các bé tập trung học.

Phòng học đầy đủ dụng cụ và được bài trí bắt mắt giúp thu hút các bé tập trung học.


Hầu hết trẻ theo học Wetherby-Pembridge là người New York. Các giáo viên ở các lớp chính vẫn đào tạo kiểu Anh.

Hầu hết trẻ theo học Wetherby-Pembridge là người New York. Các giáo viên ở các lớp chính vẫn đào tạo kiểu Anh.

Thư viện của trường cũng rất phong phú bởi ngôi trường này là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hóa Mỹ, văn hóa Anh và là sản phẩm của học tập dựa trên thực tiễn.

Nguồn: insider/Nypost

Theo Phương Phương

Trí thức trẻ

Trở lên trên