MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ghét ai đó không nhất thiết phải tỏ ra mặt: 4 đạo lý của người khôn ngoan để sống "bất biến giữa dòng đời vạn biến"

11-12-2021 - 15:09 PM | Sống

Cảm giác ghét bỏ hậm hực trong lòng chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bản thân bạn mà thôi.

Trong quan hệ giữa người với người, sẽ có trường hợp chúng ta không thể giao tiếp với một số người vì khác biệt tính cách, tư tưởng và quan niệm nhân sinh, thậm chí còn nảy sinh cảm giác ghét cay ghét đắng đối với họ.

Gặp phải người mà bạn không thích thì phải làm gì?

Thật ra, ghét một người không cần phải trở mặt hay tỏ thái độ rõ ràng. Cảm giác ghét bỏ hậm hực trong lòng chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bản thân bạn mà thôi. Hãy nhớ kỹ 4 câu sau đây để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

1. Biết rõ không nói, nhìn thấu không chỉ

Một người hành xử khôn khéo sẽ không quá khắc nghiệt với người khác. Họ không nói thẳng khuyết điểm của ai đó trước mặt nhiều người. Có thể bao dung thì cứ bao dung, rộng lượng một chút, mai sau gặp lại mới có thể vui vẻ, thoải mái được.

Đối với người không cùng quan điểm thì phải học được cách lắng nghe và chấp nhận, "hòa nhập nhưng không hòa tan".

Đối với người không cùng cấp bậc tri thức thì không cần phải lãng phí thời gian và sức lực để tranh cãi, cứ mặc cho họ muốn nói gì thì nói.

Trong một vài trường hợp giao tiếp hằng ngày, bạn có thể nói những điều người ta thích nghe. Điều này giúp ta trở thành người dễ hòa đồng và người nghe cũng cảm thấy thích thú hơn.

Đối với những chuyện không quan trọng, bạn đừng nên cố gắng lý luận hay so đo tính toán quá nhiều. Mặc kệ được thì cứ mặc kệ, chúng ta không xét nét thì người khác cũng không ngại ngùng hay xấu hổ.

2. Quan điểm sống khác biệt thì đừng cố dung hợp

Một khi quan niệm sống đã khác nhau thì bạn cũng không cần miễn cưỡng kết bạn. Trên thực tế, điều khiến chúng ta cảm thấy chán nản nhất là phải nói chuyện với một người không có chung suy nghĩ.

Những tâm hồn đồng điệu sẽ thu hút lẫn nhau và những người không cùng quan điểm sẽ nhanh chóng bị thời gian loại bỏ khỏi cuộc đời. Hai người hiểu nhau, bạn không cần giải thích quá nhiều cũng đủ giải quyết vấn đề. Người đã không hiểu thì có giải thích ra sao cũng đều là vô ích.

Mỗi người có quan niệm sống, tính cách, tư duy và cách suy xét một vấn đề hoàn toàn khác nhau. Vậy nên bạn đừng cố gắng thay đổi người khác, cũng đừng bắt người khác phải hành động hay suy nghĩ theo ý mình.

Làm tốt chuyện nên làm, nghe không hiểu, nhìn không thấu thì cũng đừng tốn sức đi suy đoán. Đời người ngắn ngủi, thật sự là không cần phải lãng phí thời gian với những người không liên quan.

Ta chọn khiêm nhường không phải vì ta chịu thua. Ta chọn bao dung cũng không phải vì ta hèn nhát. Mà vì ta là người sống có phép tắc và giáo dục. Ghét nhưng không tỏ thái độ là vì ta hiểu được đạo lý: Làm người mà cứ mãi tranh đua thiệt hơn thì chỉ có kết cục thất bại mà thôi.

3. Có thể đáp trả "đúng người, đúng thời điểm"

Đối với người không có quan hệ lợi ích với bạn nhưng lại cố tình gây sự, làm tổn thương đến bạn hoặc những người bạn quan tâm thì nên đáp trả thật mạnh. Bởi sống lương thiện bao dung, nhường nhịn lùi bước không có nghĩa bạn là kẻ mềm yếu dễ bị bắt nạt.

Có một số người thích can thiệp vào cuộc sống của người khác, lúc nào cũng muốn "chỉ tay năm ngón", tỏ vẻ bề trên. Đối với người như vậy, chúng ta có thể đáp trả một cách trực tiếp. Bạn càng xuôi theo thì họ càng được nước lấn tới, nhưng nếu bạn "vả mặt" đúng thời điểm thì sẽ khiến họ biết đâu điểm dừng.

Ghét ai đó không nhất thiết phải tỏ ra mặt: 4 đạo lý của người khôn ngoan để sống bất biến giữa dòng đời vạn biến - Ảnh 1.

Đối với những người xúc phạm đến mình, bạn cần phải học được cách mỉm cười đáp trả. Và sự phản hồi một cách thông minh sẽ khiến đối phương biết được đâu là giới hạn, như vậy thì lần sau họ sẽ không dám chạm vào đó nữa.

4. Chọn cách ngó lơ và tránh xa

Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp rất nhiều người có nhiều tính cách khác nhau và không phải ai chúng ta cũng có thể làm bạn được. Lúc này, hãy nhớ rằng: Im lặng là vàng. Cảm thấy không thể giao tiếp được với nhau thì hãy tránh xa càng sớm càng tốt.

(Nguồn: 163)

Theo Phan

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên