Giá bánh mì ở châu Âu đang ở mức cao nhất
Ngoài ra, chi phí lương thực và giá năng lượng tăng cao cũng góp phần làm tăng lạm phát ở EU.
- 30-03-2022Khủng hoảng lương thực tại Trung Đông: Dân đổ xô xuống đường biểu tình vì ổ bánh mì, cả tuần tằn tiện chỉ dám ăn no 2 bữa
- 26-03-2022'Bão giá' tồi tệ ở Đức: Nhiều người bất chấp cái lạnh đi xin ăn, 'nâng lên đặt xuống' từ ổ bánh mì đến lít sữa tươi
- 19-03-2022Dân châu Âu hoảng loạn tích trữ hàng hoá dù đại dịch đã hết căng thẳng: Mì ống "cháy hàng", bánh mì bỗng trở thành xa xỉ phẩm
- 24-02-2022"Giỏ bánh mì của châu Âu" trước cơn giông tố
- 23-02-2022Nga đụng vào "giỏ bánh mì của châu Âu", đây là cách chuỗi cung ứng toàn cầu chịu hậu quả
Giá bánh mì châu Âu tăng cao nhất
Giá bánh mì đã tăng mạnh trên khắp châu Âu trong năm qua, với mức tăng đặc biệt mạnh kể từ sau khi xung đột Ukraine bùng phát.
Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU), trong tháng 8, mức giá này cao hơn trung bình 18% so với một năm trước đó.
Vào tháng 8 năm ngoái, mức tăng trung bình của giá bánh mì ở EU chỉ ở mức 3%.
Eurostat cho biết, giá bánh mì đang ở mức cao nhất.
Hungary đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất - bánh mì ở nước này tăng 65,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Pháp, nổi tiếng với bánh mì baguette, có mức tăng giá chậm nhất.
Bánh mì không phải là mặt hàng duy nhất tăng giá chóng mặt. Giá bánh mì và ngũ cốc kết hợp đã tăng 16,6% trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/1997.
Do đó không quá ngạc nhiên khi chi phí lương thực và giá năng lượng tăng cao cũng góp phần làm tăng lạm phát . Tại EU, lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8, đạt 9,1%; tháng 9 đạt 10%. Như một hệ quy chiếu, mục tiêu và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là giữ cho lạm phát ở mức "gần nhưng dưới 2%".
Thực phẩm và đồ uống có mức tăng cao thứ hai, ở mức 12,4%, sau nhà ở và điện, với mức tăng 19,7%.
Giá bánh mì ở châu Âu tăng cao. Ảnh: Getty
Tại sao giá bánh mì ở Hungary lại tăng vọt?
Tờ Euronews cho biết, ngay từ tháng 1/2022, các nhà sản xuất bánh Hungary đã cảnh báo khách hàng rằng các nhà máy sẽ tăng giá bột lên đáng kể, cho thấy Hungary đã phải đối mặt với những thách thức trước xung đột.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, Hungary trải qua những tháng khô hạn nhất kể từ năm 1901, tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi nắng nóng chưa từng có trong năm nay, đã phá hủy mùa màng ở quốc gia này.
Khi các cánh đồng chuyển sang màu vàng và mực nước trong các sông và hồ giảm xuống mức thấp đáng báo động, nông nghiệp Hungary đã bị thiệt hại đáng kể.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà làm bánh Hungary József Septe cho biết, không loại trừ khả năng giá bánh mì có thể lên tới 2,50 euro/kg vì một số sản phẩm đã đạt mức giá tương tự.
Hungary nằm trong số các nước EU có lạm phát cao nhất. Tỷ lệ lạm phát trung bình của EU trong tháng 8 là 9,1%; ở Hungary là 15,6%, cao nhất kể từ tháng 5/1998.
Giá lương thực Hungary hiện tăng 30,9% so với tháng trước, theo Trading Economics.
Bánh mì là thực phẩm chính trong chế độ ăn của người châu Âu. Ảnh: Getty
Việc tăng giá này có tác động gì đến người dân?
Các hộ gia đình châu Âu đang cảm thấy sức ép của những đợt tăng giá này. Theo số liệu của Liên đoàn các nhà làm bánh, hiệp hội thương mại đại diện cho ngành bánh mì của Vương quốc Anh, hầu hết các quốc gia trong EU có mức tiêu thụ trung bình 50 kg bánh mì/người mỗi năm.
Nhưng trong khi rất khó để tìm một sản phẩm thay thế bánh mì và các sản phẩm lúa mì khác, những nguyên liệu chính trong chế độ ăn của hàng triệu người châu Âu, thì việc tăng giá đã có tác động.
Tại Ý, nơi giá bánh mì trung bình đã tăng 13,5% từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 và các công đoàn thợ làm bánh đã cảnh báo nó vẫn có thể tăng lên 6 euro/kg trong tương lai gần, dữ liệu cho thấy trong 7 tháng đầu năm nay, người tiêu dùng EU đã giảm đi mua sắm hàng tạp hóa 3,2%. Nhưng do lạm phát, các hộ gia đình vẫn đang chi tiêu nhiều hơn cho hàng tạp hóa so với trước đây.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Châu Âu, lạm phát gia tăng từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022 đã làm tăng chi phí tiêu dùng bình quân đầu người của các hộ gia đình lên khoảng 160 euro/tháng.
Khi giá lương thực tiếp tục tăng, Brussels lo ngại các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì họ sẽ phải chi một phần ngân sách lớn hơn cho các mặt hàng cơ bản như bánh mì.
Tổ Quốc