Giá cả đắt đỏ, người trẻ giàu có, lương cao vẫn rời bỏ "miền đất hứa" New York
Giá thuê nhà, tiền ăn uống và mọi thứ leo thang khiến những người lao động trẻ tuổi rời xa New York, tìm đến các thành phố có giá cả phải chăng hơn.
- 08-10-202213 thói quen sai lầm đang âm thầm bào mòn túi tiền, đặc biệt là chi tiêu theo cảm xúc
- 08-10-2022Không gian khoáng đạt của căn hộ "gác mái" tại Ecopark: Tràn ngập ánh sáng, đậm cá tính riêng
- 07-10-2022Căn nhà ở Anh có giá 4,6 tỷ đồng nhưng nhìn vào trong ai cũng phải “rùng mình'
- 07-10-2022Gã khổng lồ LEGO: Từ xưởng mộc nhỏ phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của thế giới đồ chơi", mỗi ngày bán 600.000 bộ xếp hình
- 16-09-20225 điều cần cân nhắc trước khi quyết định mua căn nhà đầu tiên
Người trẻ đang dần rời bỏ New York
Taya Thomas- người quản lí dự án 23 tuổi đang tận hưởng cuộc sống trong mơ ở Thành phố New York, dắt chó đi dạo qua Làng Greenwich và nhấm nháp ly rượu Amaretto tại các quán bar Lower East Side. Mọi thứ bắt đầu tan vỡ khi giá thuê nhà bắt đầu leo thang.
Cô cần một căn hộ có không gian làm việc và nhận ra rằng khả năng chi trả của bản thân có hạn. Taya Thomas bắt đầu xem xét các căn hộ ở Miami cho việc lưu trú tạm thời, và nhận ra giá cả ở đây phải chăng hơn so với New York.
Ngay sau đó Thomas đã quyết định chuyển tới Miami, Florida đầy nắng và mức thuế thấp hơn. Với mức sống ở đây, cô tiết kiệm thêm 13% trong số tiền lương gần sáu con số của mình, và có thể đầu tư nhiều hơn và nhanh chóng trả nợ.
Những người trẻ tuổi như Thomas từ lâu đã bị lôi cuốn bởi cuộc sống ở New York: Những công việc danh giá với mức lương tương xứng, những bữa tối náo nhiệt với bạn bè, được gặp gỡ những người nổi tiếng tại Carbone và những buổi đi chơi xuyên đêm nơi thành phố hoa lệ. Đối với nhiều người, được sống ở đây là niềm mơ ước. Nhưng khi lạm phát tăng cao, New York không còn là thành phố lý tưởng.
Khan hiếm nguồn nhân lực
Theo Kory Kantenga, chuyên gia kinh tế cấp cao tại LinkedIn, việc tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm ở New York đã giảm dần vào mùa xuân và giảm khoảng 30% trong những tháng gần đây, ngay cả khi thị trường lao động vẫn đang khát nhân lực.
“Trong trường hợp này, triển vọng cho những người mới bắt đầu sự nghiệp sẽ như thế nào trong bối cảnh vĩ mô là lạm phát và suy thoái kinh tế.", ông nói.
Chi phí đắt đỏ và vấn đề an ninh
Chi phí sinh hoạt đã cao hơn 15% so với mức trung bình quốc gia vào năm 2020, trước khi lạm phát bắt đầu leo thang - theo Cục Phân tích Kinh tế. Sau đó, đại dịch làm tăng chi phí nhà ở kết hợp với sự leo thang nhu yếu phẩm, hóa đơn năng lượng và các chi phí khác khiến thành phố còn ít khả năng chi trả hơn.
Giá thuê trung bình của Manhattan đã tăng 26% so với tháng 8 năm ngoái lên 4.100 đô la, và ngày càng nhiều khu dân cư ở New York có mức giá cho thuê vượt ngoài khả năng của những người có mức lương dưới sáu con số.
Georgia Bubash (25 tuổi) chia sẻ, một nửa số tiền lương của cô được chi cho căn hộ có giá thuê 1.800 USD một tháng của mình ở khu phố Tàu. Còn Bubash, người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, cho biết: “Tôi không có tiền tiết kiệm và điều đó thật kinh khủng. Trong chuyến đi đến Bồ Đào Nha, Bubash đã phải tiêu tốn 13 euro (12,69 USD) cho một bữa ăn".
Đó là một lời cảnh tỉnh cho cô. Thậm chí với mức lương hiện tại, cô không đủ khả năng đi ăn ngoài một lần một tuần ở New York. Sau khi chủ nhà tăng tiền thuê nhà lên 500 USD một tháng, cô gái gốc Pittsburgh quyết định phá bỏ hợp đồng thuê nhà và chuyển về quê với hy vọng sẽ tiết kiệm đủ tiền để chuyển ra nước ngoài. “Tôi đang trả rất nhiều tiền mỗi ngày và nó vượt quá khả năng của tôi. New York đang trở nên quá đắt đỏ. Nó không phải là nơi để ở nữa," Bubash tâm sự.
Có những lí do khác ngoài giá cả leo thang, khiến New York đang trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người lao động đó là vấn đề về an ninh. Một số người cũng ngày càng cảm thấy không an toàn khi vấn đề tội phạm đang trở nên nhức nhối sau đại dịch.
Tìm miền đất hứa
Một số người trẻ tin rằng họ không còn cần phải sống ở New York để theo đuổi sự nghiệp của mình. Ania Holland, 22 tuổi, đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình ở Berlin sau khi nghỉ công việc bồi bàn và tốt nghiệp Đại học New York.
Chi phí sinh hoạt ở Đức chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì cô ấy phải trả ở quận Brooklyn. Mặc dù được sống ở New York là ước mơ cả đời của cô, nhưng hiện tại, cô có thêm tiền tiết kiệm và có thời gian ngoài công việc sáng tác âm nhạc và tổ chức các buổi biểu diễn tại các quán bar - trong khi những người bạn của cô đang sống ở New York đang vật lộn để làm ba công việc chỉ để kiếm tiền thuê nhà.
Holland nói: “Thật đáng mơ ước khi được làm bồi bàn trong khi thử giọng cho Broadway hoặc biểu diễn, nhưng bạn phải thực tế khi nghĩ đến những khoản cần phải chi trả ở đây. Tôi không khuyên bạn nên làm việc đến kiệt sức."
Theo Bloomberg
Trí thức trẻ