Giá cả tăng cao, người lao động cân đo đong đếm từng đồng
Dịch COVID-19 khiến thu nhập của người dân giảm sút. Cùng đó, giá cả hàng hóa tăng cao khiến nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình lại càng khó khăn hơn.
- 01-07-2022Giá nhiều mẫu iPhone tại Việt Nam đang rẻ nhất thế giới
- 01-07-2022Giá phân bón sẽ biến động ra sao thời gian tới?
- 01-07-2022Vải thiều Việt Nam “bay” sang Australia bán được giá 600.000 đồng/kg
Giá thực phẩm đang nhích theo từng ngày. Để lo chi phí trang trải cuộc sống, chị Thảo (quận 1, TP Hồ Chí Minh) phải lựa chọn ưu tiên mua các mặt hàng có giá mềm và cắt giảm các mặt hàng không cần thiết. "Cân đo đong đếm" từng đồng là tình trạng chung của nhiều người lao động tại TP Hồ Chí Minh.
"Khi giá xăng tăng thì hầu hết các mặt hàng tại chợ cũng tăng giá theo, như thịt, cá hay mì, gạo cũng đều tăng giá, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân", chị Lê Như Thảo, quận 1, TP Hồ Chí Minh, nói.
Tại các chợ truyền thống, nhiều tiểu thương cho biết sức mua của người tiêu dùng đã giảm đáng kể, so với thời điểm đầu năm, đến thời điểm hiện tại chỉ đạt khoảng 60 - 70%.
Giá thực phẩm đang nhích theo từng ngày. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Tin tức)
"Sức mua giảm đi 3 phần, trước đây ngày bán 100 kg thì giờ chỉ bán 80 kg thôi", chị Lê Thị Mỹ Hằng, tiểu thương chợ Tân Định, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Không những thực phẩm, giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ, chi phí khác cũng tăng khiến đời sống, sản xuất người dân gặp khó khăn hơn.
Để bình ổn thị trường thời gian tới, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã và sẽ tiếp tục theo dõi tình hình cung - cầu, giá cả thị trường, tổ chức triển khai các chương trình "Khuyến mại tập trung" nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
VTV.vn