Giá cả thuận lợi, nhiều doanh nghiệp thu 2 đồng lãi 1 đồng
Doanh thu tăng nhanh hơn giá vốn, nhiều doanh nghiệp ghi nhận biên lợi nhuận gộp cải thiện đạt mức 50%.
- 23-04-2022Thị giá gần 200.000 đồng, một công ty hàng không có tỷ suất lợi nhuận cao tốp đầu TTCK: thu 10 đồng lãi 8, lãi quý 1 tăng 36% lập kỷ lục mới
- 14-04-2022Nhiều doanh nghiệp ước tăng lợi nhuận tính bằng lần trong quý 1/2022, phân bón và hoá chất dẫn đầu, một ngân hàng tăng 92%
- 13-04-2022SSI Research: Lợi nhuận hầu hết doanh nghiệp đầu ngành ngân hàng, cảng biển, thép, phân bón… đều tăng trưởng mạnh trong quý 1/2022
Các doanh nghiệp vận tải biển được kỳ vọng có thêm một năm lợi nhuận cao sau năm 2021 vì nền sản xuất đang đà phục hồi, giá cước logistic khó có thể hạ nhiệt trong năm nay. Chỉ số BDI (Baltic Dry Index - giá cước vận tải/thuê tàu hàng khô) đã tăng mạnh trong suốt năm 2021 và hạ nhiệt vào thời điểm cuối năm nhưng vẫn neo ở mức cao. Từ cuối tháng 1/2022 đến nay giá cước vận tải biển đang có xu hướng tăng trở lại.
Nguồn: tradingeconomics.com
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 vừa công bố, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã CK: HAH) có doanh thu đạt 652 tỷ đồng, tăng 81% so với quý I/2021. Trong khi đó giá vốn hàng bán của HAH chỉ tăng nhẹ 19% so với cùng kỳ từ 262 tỷ lên 312 tỷ đồng. Nhờ đó mà biên lợi nhuận gộp quý I của công ty được cải thiện đáng kể từ 26.9%% năm 2021 lên 52% năm 2022. HAH đã có giải trình về lợi nhuận tăng đột biến chủ yếu là do giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn.
Các doanh nghiệp phân bón cũng đã ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I/2022 vì diễn biến căng thẳng của Nga – Ukraine gây thiếu hụt nguồn cung ure trong ngắn hạn, dẫn đến giá phân bón duy trì cao.
Diễn biến giá hợp đồng tương lai phân Ure từ cuối năm 2021 (nguồn: Investing.com)
Các chuyên gia thị trường thế giới dự báo trong ngắn hạn, giá ure sớm lên mức 950 USD/tấn trong tháng 4/2022, thậm chí có thể lên mức 1.000 USD/tấn nếu giá dầu vượt qua 150 USD/thùng và ure sẽ lên 1.500 USD/tấn nếu giá dầu chạm mốc 200 USD/thùng. Đối với phân bón kali, Belarus và Nga chiếm đến 40% nguồn cung toàn cầu. Với bức tranh toàn cảnh hiện nay, giá kali sẽ tăng phi mã trong thời gian sắp tới, đặc biệt là kali miểng. Tại thị trường Việt Nam, hiện một số loại ure sản xuất trong nước cũng đang tăng giá mạnh…
Theo dự báo của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường (Agromonitor), tại Việt Nam trong thời gian tới, giá kali sẽ sớm cán mức 15-16 triệu đồng/tấn cho hạt bột và 18-20 triệu đồng/tấn cho hạt miểng. Thậm chí nếu giá kali nhập khẩu cán mức 1.000-1.200 USD/tấn thì kali miểng sẽ lập đỉnh mới 24-25 triệu đồng/tấn. Kali, DAP, ure tăng giá, sẽ kéo theo giá NPK lên theo. Với loại phân bón DAP, dự tính Việt Nam sẽ thiếu hụt 64% trong quý II/2022 và khả năng giá trong nước sẽ lên mức 25 triệu đồng/tấn.
Do đó, các doanh nghiệp phân bón được hưởng lợi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh. Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Mã CK: DPM) lãi ròng hơn 2,100 tỷ đồng trong quý 1, cao gấp 12 lần cùng kỳ. DPM cho biết giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón tăng mạnh trong quý 1/2022 dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng tương ứng. Doanh thu thuần của DPM tăng 200% so với quý 1/2021, đạt 5.829 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt tới 48,4 %, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 22.2%.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã CK: DCM) cũng ghi nhận doanh thu thuần lên tới 4,074 tỷ đồng, cao hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 30% so với quý I/2021 từ 1,605 tỷ đồng lên 2,097 tỷ đồng. Do đó biên lợi nhuận gộp của đơn vị này có sự tăng lên đáng kể đạt 46.1%, cao gấp 3 lần con số 14.3% quý I/2021. LNST của DCM cũng đạt mức kỷ lục mới 1517.5 tỷ đồng.
Trong hai năm ngành hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp dịch vụ hàng không vẫn sống khỏe. Hiện nay ngành hàng không đang phục hồi, dịch vụ hàng không cũng được hưởng lợi. Nhờ sản lượng hàng hóa tăng mạnh, giá bán trung bình cũng tăng 6,9% so với cùng kỳ, CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Mã CK: SCS) đã có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2022 với doanh thu đạt 246 tỷ đồng, tăng 24,5% và giá vốn hàng bán gần như không đổi so với quý I năm ngoái. LNST của SCS đạt 187,5 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Biên lợi nhuận gộp của công ty đang là 83,3%, một con số rất cao, thuộc top đầu trên thị trường chứng khoán, tăng so với 79.3% trong quý I/2021.
diễn biến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trên