Gia cảnh, xuất thân hay IQ thì khó lòng thay đổi nhưng chỉ cần thay đổi thứ này, cuộc đời sẽ luôn gặp may mắn
Nếu biết cách thay đổi tư duy, không chỉ sự nghiệp mà cả cuộc sống của bạn cũng thay đổi.
- 26-01-2020Sự khác biệt giữa giàu và nghèo không chỉ nằm ở vật chất, tiền bạc, mà còn là tầm nhìn và tư duy cho tương lai
- 25-01-2020Những người bạn đã gặp, những cuốn sách bạn đã đọc, những con đường bạn đã đi, sẽ biểu hiện chính tương lai của bạn
- 24-01-2020Ra trường 5 năm vẫn chỉ loanh quanh ở mức lương trung bình, tôi nhận ra 4 sai lầm chí mạng khiến bản thân luôn bị đánh giá thấp
01. Tư duy màu xám
Xưa kia, có một câu chuyện được lưu truyền giữa Chu Nguyên Chương, vị vua khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc và vị đại tướng quân đồng thời cũng là anh em kết nghĩa Từ Đạt.
Vốn có công lao lớn, giúp đỡ sáng lập cả một triều đại nhưng tướng quân Từ Đạt cũng như hầu hết các công thần khác đều bị Chu Nguyên Chương lấy cớ tìm mọi cách sát hại, cách chức, vu tội. Từ Đạt là người sống thanh bạch, danh vọng lại sáng trong như ngọc, được cả triều thần lẫn dân chúng tín yêu, Chu Nguyên Chương phải dè chừng.
Trong một lần đến thăm nhà, vua bỗng lệnh cho Từ Đạt chơi cờ cùng mình và tuyệt đối không được nhường: “Nếu cố tình đánh thua, trẫm sẽ giết ngươi ngay lập tức”.
Từ Đạt lâm vào thế khó. Ông vốn là một cao thủ, nếu thắng cũng khó xử, nếu thua thì bị quy tội khi quân phạm thượng. Kết cục đằng nào cũng khó tránh khỏi điềm không hay.
Ván cờ giữa Từ Đạt và Chu Nguyên Chương diễn ra từ sáng sớm đến giữa trưa vẫn chưa ngã ngũ. Mãi về sau, Từ Đạt để chểnh một nước cờ, vua lập tức chớp lấy thời cơ và giành chiến thắng.
Khi Chu Nguyên Chương đắc ý cười lớn và hỏi: “Sao tướng quân vừa rồi không tấn công? Ngươi cố ý nhường trẫm đấy hử?”.
Từ Đạt lập tức quỳ xuống lạy vua: “Tâu Hoàng thượng, xin người hãy nhìn lại toàn cục một lần nữa xem sao”.
Hóa ra, chẳng biết từ khi nào, các quân cờ của Từ Đạt đã xếp thành hai chữ “Vạn Tuế”. Vua thấy vậy thì tỏ ra vui mừng, ban thưởng tặng tướng quân khu Hồ Mạc Sầu nơi hai người cùng chơi cờ luôn. Từ Đạt cũng nhờ vậy mà tránh thoát thêm một lần kiếp nạn.
Đây chính là lối tư duy màu xám. Thế giới ngày càng phức tạp, hai trạng thái đen và trắng, đại biểu cho tốt và xấu, đã không thể dễ dàng hình dung được tất cả mọi sự trên đời.
Do đó, suy nghĩ của chúng ta cũng phải có sự đột phá khỏi những giới hạn nhất định mới có thể thích nghi một cách tốt nhất.
02. Tư duy win-win
Năm 1950, có hai nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo ra một mô hình giam giữ. Trong đó, hai kẻ đồng mưu phạm tội cùng bị nhốt riêng, không thể trao đổi gì với nhau.
Vào thời điểm đó, nếu cả hai không tố giác hay tiết lộ gì thêm, mỗi người sẽ chỉ phải ngồi tù 1 năm vì không có bằng chứng nghiêm trọng. Nếu một người tố giác, một người giữ im lặng, thì người tố giác sẽ được tha, người còn lại sẽ phải ngồi tù 5 năm. Nếu cả hai tố giác lẫn nhau, nhân chứng vật chứng đầy đủ, cả hai sẽ chịu hình phạt 2 năm như nhau.
Bởi vì cả hai kẻ phạm tội không hề đặt niềm tin vào nhau, cho nên, dưới áp lực của phía cảnh sát, họ có khuynh hướng tố giác lẫn nhau, có chết cũng phải chết chung, chứ không phải cùng giữ im lặng hay bảo vệ người còn lại.
Có thể thấy rằng, do lớn lên trong môi trường liên tục cạnh tranh, anh thắng tôi thua, người ta thường sinh ra tâm lý “lưỡng bại câu thương”, thà rằng cả hai bên cùng tổn hại chứ ít khi thiên về hướng win-win, đôi bên cùng có lợi, từ đó, đánh mất rất nhiều cơ hội.
03. Tư duy vượt rào
Nam diễn viên võ thuật gốc Hoa nổi tiếng Lý Tiểu Long từng có thể trạng rất gầy khi còn nhỏ, thể trạng không tốt trời sinh, ngay cả khi đã trưởng thành, anh cũng chỉ cao tới 173 cm. Đây là những chỉ số bất lợi, không ai đánh giá cao và cho rằng anh sẽ chẳng đạt được kết quả gì trên con đường võ thuật.
Thế nhưng, Lý Tiểu Long chưa từng để ý tới điều đó. 7 tuổi, anh học Thái Cực quyền, 13 tuổi học Vịnh Xuân quyền, ngoài ra còn tập luyện Hồng quyền, Bạch Hạc quyền, Quyền thuật Thiếu Lâm và vô số loại võ thuật khác, đặt nền tảng vững chắc cho bản thân trên con đường quyền đạo sau này.
Hơn nữa, để tăng cường sức mạnh thể chất, Lý Tiểu Long thường trộn tất cả các loại thực phẩm giàu protein và dinh dưỡng, chẳng hạn như trứng, thịt bò, sữa… nghiền nhỏ thành hỗn hợp để uống thêm. Sự kết hợp của chế độ ăn uống cùng với việc tập luyện kiên cường, thậm chí tham gia huấn luyện sốc điện, Lý Tiểu Long đã có được thân hình cường tráng khỏe mạnh không thua kém bất cứ đối thủ nào.
Đây chính là định luật vượt rào trong tư duy, có nghĩa là, rào cản trước mắt càng cao, bạn càng phải nhảy cao hơn nữa. Nói một cách khác, khó khăn trước mắt càng lớn đồng nghĩa với thành tựu đạt được sau đó càng nhiều.
Xuất phát điểm của Lý Tiểu Long vốn thấp hơn người khác rất nhiều, do đó, rào cản để bước vào thế giới võ thuật của anh càng lớn hơn. Thế nhưng, chính những thách thức này lại càng thúc đẩy anh khắc khổ nỗ lực, từ đó mới có được một bậc thầy võ thuật thành công vang dội, đệ nhất tông sư quyền đạo một thời như bây giờ.
Cuộc sống cũng tương tự như vậy, lối tư duy vượt rào nhắc nhở chúng ta rằng, dù bản thân ở vào thế bất lợi đến mấy cũng không có gì đáng sợ. Chỉ cần còn một hơi thở cuối cùng cũng đồng nghĩa với việc còn hi vọng để tiếp tục cố gắng. Còn có thể cố gắng tức là còn cơ hội để thay đổi kết quả cuối cùng.
Như một câu nói cổ: "Nếu một chuyện không thể khiến bạn suy sụp, vậy nó nhất định sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.”
Trong mắt người thành công, nơi mà người thường chỉ nhìn thấy sự trắc trở, gian nan và hiểm nguy thì họ lại nhìn thấy ở đó cơ hội, cơ hội và cơ hội. Nếu có thể nắm bắt toàn bộ những cơ hội đó, vượt lên trên từng thách thức, trở ngại, họ sẽ phát triển tới một độ cao hoàn toàn vượt xa người thường.
Phải biết rằng, gia cảnh xuất thân, chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc đều là những vấn đề không thể thay đổi được. Vì thế, muốn thay đổi tương lai của bản thân, chỉ có thể thay đổi ngay từ chính tư duy bên trong của mình. Nâng cấp mức độ tư duy chính là con đường hữu hiệu và bền vững nhất giúp chúng ta rút ngắn con đường đi tới thành công.
*Tổng hợp