Gia Cát Lượng cho rằng người có 5 NĂNG LỰC này đều không tầm thường, ai sở hữu một điều chắc chắn sống hạnh phúc trọn vẹn
Người càng tài giỏi thì càng thấu hiểu cách tôn trọng và khiêm nhường với người khác, càng biết cách kiên nhẫn để đối xử với đối phương khi mâu thuẫn phát sinh.
- 05-04-2022Không phải IQ, EQ, đây mới thực sự là trí thông minh chỉ những người thành công nhất có được: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác
- 04-04-20226 đồ vật trong nhà tưởng như vô hại nhưng lại đang ngấm ngầm phá hủy sức khỏe và tài lộc của gia chủ: Dù đẹp đến đâu cũng phải bỏ kẻo "tán gia bại sản"
- 03-04-2022Giấu dốt là dại dột, giấu khôn là khôn ngoan: Những người tài giỏi không giỏi khoe mẽ, tiết lộ quá nhiều về mình
Gia Cát Lượng, vị thần tướng lỗi lạc thời Tam Quốc đã để lại cho hậu thế nhiều bài học đắt giá về cách làm người - nhìn người - dùng người. Chỉ huy hàng trăm nghìn binh sĩ, chiến đấu với rất nhiều danh tướng lẫy lừng, nếu không có tài nắm bắt tâm lý và thấu hiểu lòng người thì trí tuệ của ông không được hậu thế trọng vọng như vậy.
Cùng ngẫm lại 5 chân lý của Gia Cát Lượng, người sở hữu được một điều không hề tầm thường:
1. Cao quý nhưng không độc đoán
Ngồi ở địa vị cao nhưng không độc đoán, áp bức người khác. Trên thực tế, người có tài lẻ, nhỏ nhặt mới kiêu ngạo; còn người có tài thật sự lại khiêm tốn, hòa nhã và đầy sự tôn trọng với đối phương.
Nếu cứ dùng thái độ kiêu ngạo và độc đoán để đối nhân xử thế thì cả đời bạn cũng chỉ làm được bao nhiêu đó chuyện, vĩnh viễn giậm chân tại chỗ, không thể bước xa hơn. Đừng vì bản thân có thành tích nhất định mà thể hiện ta đây là tài giỏi xuất chúng, từ đó khinh thường những người xung quanh. Nên nhớ rằng: Núi cao còn có núi cao hơn, bạn không thể biết ngoài kia có bao nhiêu người còn tài giỏi hơn bạn.
Chính vì vậy, khi đã đạt được thành công như ý nguyện, đừng tự kiêu phù phiếm, mà hãy tiếp tục yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, không thấy mình “cao cao tại thượng” mà giở thói hà hiếp, không xem người khác ra gì, cho rằng bản thân giàu có hay đầy tri thức thì có quyền định đoạt mọi thứ.
2. Thắng nhưng không tự mãn
Thành công rực rỡ nhưng không tự kiêu tự đại. Một người có tâm thái kiêu ngạo tự mãn thì chắc chắn không thể tiến bộ. Kiêu ngạo khiến con người trở nên tụt hậu, khiêm tốn mới giúp con người thăng hoa.
Muốn biết đâu là người phụ nữ tử tế và có EQ cao, chỉ cần nhìn vào 18 BIỂU HIỆN này, bạn có được mấy điều?
Khi có thành công nhất định, chúng ta thường dễ sa đà tự mãn, tự ý đặt bản thân lên vị trí cao hơn người khác, từ đó đắm chìm trong thế giới hạn hẹp của mình mà không cần quan tâm đến mọi chuyện ngoài kia, cuối cùng trở thành kẻ hề tự bôi nhọ bản thân, ếch ngồi đáy giếng.
Là người trẻ mới bước chân vào xã hội, chúng ta nên sẵn sàng tâm thái để trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, không nên cứ mãi đứng yên trong vùng an toàn của mình. Mỗi chúng ta đều là những con người bình thường. Bạn cho rằng bản thân đã làm được chuyện lớn lao để tự mãn, nhưng thật ra nó chẳng hề ưu việt trong mắt người khác. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phát hiện, kiêu ngạo là biểu hiện của kẻ ngu xuẩn, vô nghĩa.
3. Tôn trọng và công nhận người yếu thế hơn bản thân
Khiêm nhường người có địa vị thấp hơn mình, tôn trọng người làm việc dưới trướng, không phân biệt đối xử với bất kỳ một ai, nhìn thấy ưu điểm của đối phương thì phải biết đề cao và công nhận. Làm được những điều này, bạn sẽ trở thành một người sếp không hề tầm thường.
Vì vậy, người càng tài giỏi thì càng thấu hiểu cách tôn trọng và khiêm nhường với người khác, càng biết cách kiên nhẫn để đối xử với đối phương khi mâu thuẫn phát sinh. Điều này sẽ khảo nghiệm tố chất của một người. Được trọng vọng, kính nể, công nhận hay không còn phải phụ thuộc vào biểu hiện của bạn khi đối xử với người có địa vị hoặc cấp bậc thấp hơn mình.
4. Ngay thẳng nhưng vẫn biết bao dung
Tính cách cương trực, nhưng vẫn có thể bao dung người khác. Bạn có giới hạn và nguyên tắc của riêng mình, bạn ngay thẳng chính trực, không dung tha cho những thứ sai trái, nhưng bạn vẫn có thể bao dung trước lỗi lầm của người khác, kiên nhẫn cho họ cơ hội để sửa đổi. Nhẫn nhịn là một loại tu hành, không để cái sai của người khác trừng phạt bản thân.
Bạn kiên nhẫn với người khác, chứng tỏ trong lòng bạn tràn đầy ý thiện, sự bao dung và đồng cảm. Mỗi người sở hữu tính cách khác nhau, họ sinh ra không phải để làm hài lòng bạn, vì vậy hãy rèn luyện tâm thái dung dị và thấu hiểu cho khuyết điểm của họ. Đương nhiên, bao dung cũng phải có chừng mực và nguyên tắc, đừng để bao dung bị biến tướng thành dung túng cho thói xấu, từ đó hại mình hại ta.
5. Người không chịu tiếp thu tri thức chỉ là sự tồn tại không có giá trị
Bạn không học, vẫn sống trên đời này nhưng bạn chỉ là một “xác sống” không hồn mà thôi. Học ở đây không chỉ là tri thức ở trường lớp, mà còn là bài học trường đời. Sống là phải tiếp thu mọi thứ trên thế giới này, có như vậy mới không ngừng tạo ra giá trị và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống chân chính.
Tri thức trên thế giới này là vô cùng vô tận. Trải qua khổ đau, bỏ lỡ nhiều chuyện, bạn mới biết được tầm quan trọng của tri thức và chiêm nghiệm đúc kết quan trọng đến mức nào.
(Nguồn: Sohu)
Pháp luật và bạn đọc