Gia Cát Lượng từng có 3 lời tiên tri sấm truyền, kết quả chuẩn xác sau 2.000 nghìn năm khiến hậu thế kinh ngạc
Đương thời, Gia Cát Lượng từng đưa ra 3 tiên tri. Suốt 2.000 năm qua cho đến tận ngày nay, những lời tiên tri của ông vẫn là bí ẩn chưa thể nào giải mã hết. Phải chăng chỉ là sự trùng hợp?
- 22-10-2022Đời người có tứ đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn, thuận theo thì sớm thành công, cố chống đối thì mãi xoay xở đến già
- 21-10-2022Nhà tâm lý học ĐH Harvard tiết lộ cách khôn ngoan để tăng 40% khả năng thăng chức cao chỉ bằng một việc làm đơn giản
- 21-10-2022Phỏng vấn 4.000 triệu phú, nghiên cứu của Harvard tiết lộ: Hoá ra hạnh phúc chỉ có giá 50.000 USD và cách người giàu mua hạnh phúc theo kiểu ngược đời
- 20-10-2022Không phải IQ, EQ, đây mới thực sự là trí thông minh tạo đòn bảy thành công: Kẻ mạnh là kẻ biết nhìn vào chính những gì mình đang có để khai phá
- 19-10-20224 quy tắc người có EQ cao nắm giữ để thăng tiến trong sự nghiệp
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, được coi là một khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử, ông được ca ngợi là hình mẫu của những vị tướng tài đức vẹn toàn, là hiện thân của trí tuệ kiệt xuất.
Không chỉ có tài tính toán sau màn trướng, Gia Cát Khổng Minh còn có thể bấm tay bói toán, am hiểu và giỏi thuật chiêm tinh, xem phong thủy, đoán trước được tương lai. Đương thời, ông từng đưa ra 3 tiên tri, cả 3 đều chuẩn xác, trong đó lời tiên tri cuối cùng đã ứng nghiệm hơn 300 năm sau.
Lời tiên tri đầu tiên
Theo ghi chép trong "Tam quốc chí", vào những năm đầu Kiến An, Gia Cát Lượng cùng những người bạn Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy đi học xa nhà ở Kinh Châu. Gia Cát Lượng khi đó còn trẻ tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất chúng so với những người đồng trang lứa. Bạn bè ông ai cũng chăm chỉ học hành, chỉ có ông là ôn bài qua loa.
Gia Cát Lượng là được coi là một khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Internet
Thực ra, Gia Cát Lượng đã biết rõ đường quan lộ của các bạn mình, ông nói với họ rằng sau này cả 3 sẽ có thể bước vào con đường khoa bảng. Tuy nhiên, "Xem số làm quan của ba huynh, các huynh chỉ có thể làm tới Thứ sử, quận thú", ông nói. Một người trong số họ hỏi Khổng Minh sau này có làm quan không. Lúc ấy, ông chỉ mỉm cười đáp lại chứ không nói thêm lời nào.
Thời gian trôi qua, khi những người bạn năm nào đã trưởng thành, quả thực họ đều lần lượt làm quan nhưng lại không phải những vị trí quan trọng đúng như lời Khổng Minh nói. Từ Thứ làm chức quan tới Ngự sử trung thừa. Mạnh Công Uy làm chức Thứ sử Lương Châu. Sau khi Thạch Nghiễm Nguyên quy phục Tào Tháo, ông làm quan lên tới chức Quận thú. Còn về phần Gia Cát Lượng, ông đã ba lần được Lưu Bị mời xuống núi, cuối cùng trở thành tể tướng Thục Hán.
Lời tiên tri thứ hai
Là một bậc anh tài xưa nay hiếm, nhiều người chắc chắn rằng con cái của Gia Cát Lượng sẽ được thừa hưởng sự xuất chúng của cha mình. Thế nhưng ai nấy đều rất ngạc nhiên khi ông nói về cậu con trai trưởng Gia Cát Chiêm: "Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, không thể làm nên đại sự". Trong lá thư viết cho anh trai là Gia Cát Cẩn, ông cũng nói rằng: "Gia Cát Chiêm năm nay đã 8 tuổi, tuy rằng rất thông minh dễ thương, nhưng nó trưởng thành quá sớm, e rằng sẽ không thành nhân tài".
Nhưng lời tiên tri của Gia Cát Lượng đều chuẩn xác sau 2000 nghìn năm khiến hậu thế kinh ngạc. Ảnh: Internet
Lúc đó, người đời đều cho rằng Khổng Minh chỉ đang kiêm tốn, hoặc cho rằng ông đối với con trai quá nghiêm khắc. Vậy mà sau này, lời tiên tri này lại đúng với con trai của Gia Cát Lượng. Gia Cát Chiêm khi còn nhỏ quả thực đã rất xuất chúng, hơn xa những đứa trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên sau này, khi Khổng Minh ốm bệnh qua đời, con trai ông tiếp tục làm việc cho Thục Hán.
Vào mùa thu năm Viêm Hưng thứ nhất (năm 263), Tư Mã Chiêu, Đại tướng quân của Tào Ngụy, lập kế hoạch tấn công quy mô lớn vào nước Thục, chạm trán Gia Cát Chiêm ở Phù Thành và Miên Trúc. Vì sự do dự, thiếu quyết đoán của Gia Cát Chiêm nên Đặng Ngải đánh thẳng một mạch.
Dù cố hết sức chống cự nhưng cuối cùng, cả Gia Cát Chiêm, con trai Gia Cát Thượng và các binh lính đều tử trận. Không lâu sau, Đặng Ngải đến Thành Đô, Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán diệt vong. Lần này, lời tiên đoán của Khổng Minh lại một lần nữa được nghiệm chứng.
Lời tiên tri thứ 3
Khổng Minh từng 7 lần giao đấu với Mạnh Hoạch và đều toàn thắng. Sự kiện này được dân gian gọi là "Thất cầm Mạnh Hoạch" (tức 7 lần bắt, 7 lần tha mạng). Nhiều sử liệu ghi chép rằng, vào tháng 5 năm 225, Gia Cát Lượng từng dẫn quân tiến qua vùng rừng núi hiểm trở, vượt sông Kim Sa đến gần được quận Ích Châu. Trong thời gian đó, Ung Khải bị thuộc hạ của Cao Định giết chết. Mạnh Hoạch thay thế Ung Khải trở thành thủ lĩnh quân nổi dậy.
Biết Mạnh Hoạch là một tướng tài và có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng Nam Trung nên Gia Cát Lượng hạ lệnh quân đội chỉ được phép bắt sống người này. Trong trận giao tranh với quân Thục Hán, Mạnh Hoạch bị bắt sống nhưng Gia Cát Lượng khi ấy tha mạng cho ông. Không những vậy, Khổng Minh còn bày tiệc khoản đãi nhằm khiến Mạnh Hoạch đầu hàng và quay sang làm việc cho nhà Thục Hán tuy nhiên điều này không khiến cho Mạch Hoạch thay đổi.
Khổng Minh từng 7 lần giao đấu với Mạnh Hoạch và đều toàn thắng. Ảnh: Internet
Sự việc Mạch Hoạch bị bắt lặp lại thêm nhiều lần nữa cho đến khi được thả sau lần thứ 7 bị bắt, con người này nhận thấy vị quân sư nhà Thục Hán là một người phi thường nên quy thuận nhà Thục Hán và dốc sức phò tá Gia Cát Lượng. Kể từ khi Mạnh Hoạch được Gia Cát Lượng thu phục, các thế lực phản loạn ở Nam Trung lần lượt đầu hàng.
Để tưởng nhớ cuộc chiến, ông đã viết nên một bia ký, nội dung: "Vạn tuế chi hậu, thắng ngã giả quá thử". Có nghĩa là vạn năm sau sẽ có người tài giỏi hơn ông đi qua nơi từng xảy ra trận chiến này.
Câu chuyện chìm vào quên lãng cho đến thời nhà Tùy Đường, có một vị tướng quân xuất chúng đi ngang qua nơi này. Khi nhìn thấy tấm bia, ông thực sự bàng hoàng khi thấy dòng chữ trên tấm bia: "Vạn tuế quá thử". Tên của vị tướng quân ấy cũng chính là Sử Vạn Tuế. Hóa ra, "Vạn tuế" mà Gia Cát Lượng đề trên bia đá là chỉ tướng quân Sử Vạn Tuế này (Vạn Tuế đi qua nơi này/ vạn năm sau có người đi qua nơi này). Quả thực, tiên đoán này của Gia Cát Lượng đã chính xác sau 300 năm.
Thể thao & Văn hoá