Giá chén hứng mủ cao su tăng đột biến
Giá chén hứng mủ (loại chén sành) hiện tăng 300% – 400% so với năm 2016. Cụ thể: năm 2016 giá chén là 1.600đ-2.000đ/cái tùy loại; năm 2017 giá tăng dần từ 4.000 – 5.000đ/cái vào đầu tháng 5, đến cuối tháng 5 lên tới 6.000 – 7.500đ/cái.
- 03-05-2017Trái chiều với thế giới, giá mủ cao su trong nước vẫn ổn định
- 30-03-2017Giá mủ cao su đạt gần 50 triệu đồng/tấn, hết cảnh công nhân 'bỏ chạy ồ ạt'
- 16-03-2017Giá mủ cao su tăng gấp đôi: Cẩn trọng với những rủi ro tiềm ẩn
Mùa cạo mủ cao su năm 2017 đã bắt đầu, theo đó các hộ nông dân trồng cao su tiểu điền đang tích cực chuẩn bị các công việc cho mùa cạo mới như thiết kế miệng cạo, làm máng chắn mưa, bón phân, đầu tư trang bị các dụng cụ như kiềng, chén, máng hứng mủ, thuê người cạo...
Theo khảo sát của chúng tôi tại các đại lý vật tư nông nghiệp ở thị xã Bình Long, huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài của tỉnh Bình Phước thì giá vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, công lao động năm 2017 tăng nhẹ từ 15-20% so với năm 2016. Song điều đặc biệt gây sốc về giá đối với nông dân đó là giá chén hứng mủ (loại chén sành) tăng 300% – 400% so với năm 2016. Cụ thể: năm 2016 giá chén là 1.600đ-2.000đ/cái tùy loại; năm 2017 cũng loại chén tương tự song giá tăng dần từ 4.000 – 5.000đ/cái vào đầu tháng 5, đến cuối tháng 5 lên tới 6.000 – 7.500đ/cái nhưng cũng không có đủ bán, khách hàng thường phải đặt trước từ 4-6 ngày mới có.
Giải thích lý do giá chén tăng đột biến này các đại lý cho rằng có 3 nguyên nhân chính đó là:
1. Năm nay do Lào, Campuchia đồng loạt khai thác mủ nên cần một lượng chén rất lớn từ phía Việt Nam.
2. Rất nhiều lò sản xuất chén ở Bình Dương bị đóng cửa do ô nhiễm môi trường, chỉ còn lại rất ít lò đang hoạt động.
3. Do giá mủ cuối năm 2016 tăng cao hơn các năm trước, nên mọi người nghĩ rằng giá mủ cao su năm 2017 vẫn giữ được ổn định như vậy nên đã đẩy giá vật tư, công lao động tăng theo.
Nông nghiệp Việt Nam