MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu chốt tuần tăng mạnh nhất 7 năm

03-12-2016 - 13:07 PM | Thị trường

Giá dầu tăng trong phiên thứ Sáu, với giá dầu Brent chốt tuần tăng mạnh nhất nhiều năm, sau khi OPEC đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô để hỗ trợ giá.

Giá dầu thô Mỹ giao tháng Một tăng 62 cent, tương đương 1,2% lên c51,68usd/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.

Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong phiên. Nguồn: Finviz
Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong phiên. Nguồn: Finviz

Tính từ đầu tuần, giá tăng 12,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2011.

Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong tuần. Nguồn: CNBC
Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong tuần. Nguồn: CNBC

Giá dầu Brent giao tháng Một tăng 41 cent lên 54,35usd/thùng trên sàn ICE Future Europe.

Diễn biến giá dầu thô Brent trong tuần. Nguồn: FinViz
Diễn biến giá dầu thô Brent trong tuần. Nguồn: FinViz

Tính từ đầu tuần, giá tăng 15%, mạnh nhất kể từ năm 2009.

Diễn biến giá dầu thô Brent trong phiên. Nguồn: CNBC
Diễn biến giá dầu thô Brent trong phiên. Nguồn: CNBC

Các nhà đầu tư chốt lãi trước cuối tuần đã hạn chế đà tăng của giá.

Tuy nhiên, đồng USD giảm giá đã giải tỏa một phần sức ép. Bạc xanh sụt giá sau số liệu việc làm.

Số liệu của Baker Hughes cho thấy số giàn khoan của Mỹ tăng 3 giàn lên 477 giàn, so vói mức 545 giàn cùng kỳ năm ngoái.

OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng, bắt đầu từ tháng Một, xuống 32,5 triệu thùng/ngày.

Giá chịu sức ép sau số liệu cho sản lượng của Nga tăng trong tháng 11 lên đỉnh cao kể từ thời hậu Liên Xô. Một số thông tin cũng nói Nga sẽ lấy mức sản lượng kỷ lục này làm mốc để cắt sản lượng.

Trong một phần thỏa thuận, Nga cam kết cắt giảm dần sản lượng xuống 300.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017. Nga và các nước phi thành viên khác sẽ họp nhóm với khối vào ngày 9/12.

Financial Times đưa tin nhóm chuyển gia quyền lực của ông Donald Trump đang xem xét đệ trình các biện pháp cấm vận mới vì chương trình hạt nhân nhằm vào Iran.

Ngược lại, Iran đe dọa sẽ trả đũa Mỹ nếu nước này mở rộng Chương trình cấm vận kéo dài 10 năm qua, vì nó vi phạm thỏa thuận đã đạt được với G6 trong năm ngoái.

Khi kế hoạch giảm sản lượng lấy mức cuối năm 2016 làm mốc, có khả năng tình trạng thừa cung chưa được giải quyết triệt để vì tình trạng thừa cung bắt đầu nhen nhóm từ năm 2014.

Theo Thảo Mai

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên