MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu đang lên, công ty khai thác lớn nhất thế giới quyết định "bỏ cuộc" mảng kinh doanh dầu đá phiến

28-07-2018 - 18:16 PM | Tài chính quốc tế

BHP, hãng khai thác mỏ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Melbourne đã vạch ra một kế hoạch vào năm ngoái nhằm "chạy trốn" khỏi lĩnh vực dầu đá phiến do áp lực từ các nhà đầu tư cùng khoản lỗ không nhỏ khi đầu tư vào mảng này.

BP Plc đã trả 10,5 tỷ USD để mua lại hầu hết tài sản dầu khí và khí tự nhiên của BHP Billiton Ltd. (Mỹ), bao gồm cả khu vực Permian Basin.

Thương vụ này mang lại cho gã khổng lồ dầu khí BP một vị trí trọng yếu ở Permian – khu vực khai thác dầu đang phát triển nhanh nhất thế giới – với tham vọng mở rộng thị trường ra toàn cầu. Và có khả năng là công ty thuộc nhóm Big Oil đã hồi phục sau vụ khủng hoảng giá dầu vào giai đoạn 2014-2016. BP cũng sẽ triển khai hoạt động tại một số địa điểm như Eagle Ford và Haynesvill tại Texas và Louisiana.

Ông Bernard Looney, Giám đốc điều hành mảng upstream của BP cho biết: "Chúng tôi đã có thể tiếp cận với vị trí cực kỳ thuận lợi tại một trong những lưu vực tuyệt nhất nước Mỹ." Lượng dầu Permian sản xuất là 3,4 triệu thùng/ngày, tức là chỉ đứng sau Ả rập Xê út, Iraq và Iran và sẽ là thành viên lớn thứ 4 nếu xếp trong OPEC.

Giá dầu tăng đã thúc đẩy triển vọng phát triển các giao dịch trong lĩnh vực dầu đá phiến, trong khi Permian giữ vị trí trọng tâm giúp ngành công nghiệp này vững chắc, bằng những tiến bộ về công nghệ giúp những nhà thám hiểm khoan những chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay. Tháng 3 vừa rồi, Concho Resources Inc. đồng ý với thỏa thuận mua lại RSP Remain Inc. với giao dịch trị giá 8 tỷ USD,

Theo ông Leo Marani, một nhà phân tích tại NatAlliance Securities LLC, Permian là vùng đất với lượng dự trữ đá phiến lớn nhất nước Mỹ, vậy nên sự thu hút đầu tư về lâu dài là rất hiển nhiên. Các công ty khác cũng đã đầu tư vào lưu vực này trong vòng 10 năm qua và có vẻ như BP lại là "nhân vật" cuối cùng.

Bob Dudley, CEO của BP, trong một tuyên bố cho biết, đối với BP, thương vụ này là "mua lại mang tính chuyển đổi" (transformational acquisition) và sẽ tăng số lượng sản xuất lên 190.000 thùng/ngày và phát hiện thêm 4,6 tỷ thùng dầu tương đương. Thương vụ mua lại sẽ mang đến cho BP quyền khai thác các giếng dầu có thể bù lại các chi phí trong vòng vài tháng thay vì vài năm như những dự án ngoài biển tốn kém hơn.

BHP, hãng khai thác mỏ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Melbourn đã vạch ra một kế hoạch vào năm ngoái nhằm "chạy trốn" khỏi lĩnh vực dầu đá phiến do áp lực từ các nhà đầu tư, trong đó có cả quỹ đầu cơ Elliott Management, gây ra những tranh cãi trong việc đầu tư khai thác dầu, khí đốt cùng những quyết định khác, sau đó 40 tỷ USD giá trị đã bị thổi bay. Năm ngoái, CEO Andrew Mackenzie cho biết, khoản nợ 20 tỷ USD cho hai vụ mua bán dầu và khí đốt với Mỹ trong năm 2011 đã quá tốn kém và lãng phí thời gian, trong khi mảng kinh doanh dầu đá phiến lại không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.

Ông Mackenzie cho biết thêm, thương vụ của BP cùng với 300 triệu USD tài sản của Fayetteville cho một chi nhánh của Merit Energy Co. sẽ hoàn tất kế hoạch "rời bỏ" mảng kinh doanh dầu đá phiến của công ty này và số tiền thu về sẽ được hoàn trả cho các cổ đông.

"Vấn đề khó nhằn"

"Đá phiến đã trở thành một vấn đề khó nhằn, vì vậy giải quyết nó là cách tốt nhất." Andy Forster, giám đốc đầu tư cấp cao tại Argo Investments Lts. cho hay. Ông hiện đang nắm giữ và quản lý hơn 5 tỷ đô Úc (3,7 tỷ USD) cổ phần của BHP.

BP là một trong số 60 công ty tham gia vòng đấu thầu đầu tiên của BHP, ông Dudley cho biết. BHP đã nhận được những lời đề nghị hấp dẫn từ những quan hệ đối tác riêng biệt, Chevron Corp. và Royal Dutch Shell Plc. Bên bán dự kiến sẽ thu về được 10 tỷ USD trở lên trong một giao dịch duy nhất cho toàn bộ, hoặc khoảng 13 tỷ đối với việc bán ra từng phần.

Theo ông Paul Hissey, chuyên gia phân tích tại RBC Capital Market, quá trình bán đã diễn ra nhanh, với mức giá cao hơn dự kiến. RBC đã đưa ra dự báo rằng BHP sẽ thu về 8 tỷ USD cho số tài sản sẽ bán ra. Việc hoàn thành thương vụ này có thể sẽ "mang lại "bầu không khí trong lành" cho hoạt động của nhóm điều hành."

BHP sẽ có khoản lỗ 2,8 tỷ đối với các dự án khai thác gần đất liền trong kết quả tài chính vào tháng tới, công ty cho biết. Những thỏa thuận dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 10 năm nay. Hiện tại, cổ phiếu của BHP đã tăng 2,7% trên sàn Sydney.

Các công ty khai thác dầu đã hồi phục kể từ cuộc khủng hoảng giá dầu từ năm 2014 và hiện tại đang tạo ra dòng tiền rất mạnh sau khi cắt giảm các loại chi phí cùng với việc hưởng lợi từ giá dầu thô tăng lên mức 75 USD/thùng, cao hơn khoảng 46% so với 1 năm trước.

Trước thương vụ này, BP dự kiến sẽ sản xuất khoảng 60% lượng khí đốt và 40% lượng dầu vào năm 2020. Vào năm ngoái, 6 trong số 7 dự án lớn của BP đều thuộc mảng kinh doanh khí đốt.

Cùng với sự tăng trưởng này, các nhà sản xuất sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Theo BP, công ty này sẽ nâng mức cổ tức lên 2,5%, mức tăng đầu tiên trong vòng 15 quý.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên