MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu tăng 4% sau thông tin vắc-xin Moderna cho hiệu quả tới 94,5%

17-11-2020 - 09:35 AM | Thị trường

Giá dầu thô thế giới phiên giao dịch 16/11 đã kết thúc ở mức tăng trên 2% sau khi hãng Moderna Inc MRNA.O thông báo kết quả thử nghiệm của loại vắc-xin chống Covid-19 do hãng chế tạo có hiệu quả tới 94,5%. Trong phiên, có thời điểm giá tăng trên 4%.

Kết thúc phiên này, giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 1/2021 tăng 1,04 USD, tương đương 2,43%, lên 43,82 USD/thùng, sau khi có thời điểm tăng hơn 4%. Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 1,21 USD (3%) lên 41,34 USD/thùng.

Gary Cunningham, giám đốc nghiên cứu thị trường của công ty Tradition Energy ở Stamford, cho biết: "Có hiện tượng mua quá mức, đẩy giá dầu đi trệch khỏi các nguyên tắc cơ bản (cung – cầu). Chúng tôi ngày càng quan tâm đến vấn đề nhu cầu của thế giới, khi mà Covid-19 bùng phát trở lại trên toàn cầu".

Hãng dược Moderna của Mỹ ngày 16/11 tuyên bố vắc-xin ngừa Covid-19 của họ đang trải qua thử nghiệm của họ cho thấy hiệu quả lên tới 94,5%, dựa trên dữ liệu sơ bộ thu từ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn của hãng này.

Giá dầu tăng 4% sau thông tin vắc-xin Moderna cho hiệu quả tới 94,5% - Ảnh 1.

Như vậy, chỉ trong vòng một tuần qua đã có 2 công ty Mỹ công bố thành công trong nghiên cứu vắc-xin Covid-19. Trước đó, hãng Hãng dược Pfizer công bố hiệu quả hơn 90% ở loại vắc-xin mà họ nghiên cứu. Như vậy, tháng 12 tới có thể Mỹ sẽ có 2 vắc-xin ngừa Covid-19 được cấp phép, với lượng vắc-xin cung ứng ra thị trường đến cuối năm nay có thể lên tới 60 triệu liều, tăng lên hơn 1 tỷ liều vào năm 2021, chỉ riêng từ 2 công ty này.

Giá dầu tăng trong phiên vừa qua cũng nhờ dữ liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản hồi phục, khi số liệu cho thấy lượng dầu nguyên liệu mà các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sử dụng hàng ngày tháng 10 vừa qua đạt mức cao k ỷ lục. GDP của Nhật Bản quý III/2020 đã tăng 21,4% so với cùng quý năm ngoái, vượt mức dự báo là tăng 18,9%.

Tuần trước, giá cả hai loại dầu WTI và Brent đều tăng hơn 8% do nhà đầu tư hy vọng vào vắc-xin Pfizer và kỳ vọng OPEC+ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng ở mức như hiện tại để hỗ trợ giá.

Hiện OPEC+ đang thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng khhoangr 7,7 triệu thùng mỗi ngày, và mức tuân thủ của các thành viên trong tháng 10 lên tới 96%. Theo kế hoạch thì lượng cắt giảm sẽ giảm đi 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2021.

"Không thể phủ nhận rằng thị trường dầu đang hoàn toàn nằm trong tay OPEC+", Bjarne Schieldrop, trưởng nhóm phân tích hàng hóa của SEB cho biết, và thêm rằng: "Tổ chức này là lý do duy nhất khiến giá dầu hôm nay không ở mức 20 USD/thùng. Vì vậy, cuộc họp sắp tới của họ (vào ngày 30/11 đến 1/12) sẽ không kém phần quan trọng."

OPEC+, bao gồm OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, đang nghiêng về giải pháp hoãn việc tăng sản lượng dầu theo kế hoạch trong tháng 1/2020 ít nhất 3 tháng để hỗ trợ giá do đại dịch Covid-19 đang bùng phát đợt 2.

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên