MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu vượt 90 USD/thùng do căng thẳng Nga - Ukraina

27-01-2022 - 06:47 AM | Thị trường

Giá dầu vượt 90 USD/thùng do căng thẳng Nga - Ukraina

Giá dầu thô đã vọt lên trên mức 90 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng 8 năm do nguồn cung thắt chặt và căng thẳng chính trị gia tăng ở Nga làm tăng lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung hơn nữa giữa lúc thị trường vốn đã thiếu hụt.

Giá dầu Brent kết thúc ngày 26/1 theo giờ Việt Nam đã tăng 2,2 USD, tương đương 2,3%, lên 90,37 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014 phá vỡ ngưỡng 90 USD. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tiến sát ngưỡng 90 USD khi tăng 2,09 USD, tương đương 2,4% lên 87,86 USD.

Tính từ đầu tháng 1/2022 đến nay, giá dầu đã tăng gần 20%.

"Chất xúc tác" khiến giá dầu tăng mạnh là do nguy cơ Mỹ áp các lệnh trừng phạt đối với Nga và lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông trong khi thiếu cơ sở hạ tầng sản xuất dầu ở nhiều nước trong khu vực.

Căng thẳng tại Ukraina đã gia tăng trong nhiều tháng sau khi Nga tăng cường binh lính gần biên giới của họ, làm dấy lên lo sợ về sự gián đoạn nguồn cung tại Đông Âu. Tại Trung Đông, UAE đã đánh chặn và phá hủy hai tên lửa đạn đạo của Houthi nhằm vào quốc gia vùng Vịnh này sau một cuộc tấn công gây thương vong một tuần trước đó.

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, hôm thứ Ba (25/1) cho biết ông sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Tổng thống Vladimir Putin nếu Nga xâm lược Ukraine. Những rủi ro địa chính trị đang hâm nóng thị trường dầu mỏ vốn đã trong tình trạng eo hẹp khi lượng dự trữ dầu thấp, nguy cơ gây thiếu hụt trong vài tháng tới.

Giá dầu vượt 90 USD/thùng do căng thẳng Nga - Ukraina - Ảnh 1.

Giá dầu Brent.

Trước đó, hôm thứ Hai (24/1), phong trào Houthi của Yemen đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào một căn cứ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). UAE cho biết đã đánh chặn 2 tên lửa đạn đạo nhắm vào Abu Dhabi. Đây là đợt tấn công tên lửa mới nhất sau cuộc tấn công vào tuần trước khiến 3 người thiệt mạng và 6 người bị thương, làm leo thang căng thẳng trên khắp khu vực Vùng Vịnh.

Tuần trước, đã liên tiếp có các cuộc tấn công gây thương vong cho cả phía Yemen và UAE. Các cuộc tấn công vào Abu Dhabi càng làm leo thang căng thẳng trên khắp khu vực Vùng Vịnh. Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Saudi Arabia ngày 16/1 khiến 3 người chết và 6 người bị thương thì chỉ 5 ngày sau, một cuộc không kích nhằm vào nhà tù ở thành phố Sa'ada , Yemen khiến ít nhất 82 người thiệt mạng và 265 người bị thương. Số thương vong nhiều đến mức bệnh viện tại thành phố bị quá tải.

Những căng thẳng trên làm tăng thêm lo lắng về các yếu tố khác nhau cùng lúc tác động lên thị trường dầu. Các thành viên OPEC + đang rất khó khăn trong việc đáp ứng các mục tiêu sản xuất hàng tháng khi khôi phục nguồn cung cho các thị trường sau khi cắt giảm mạnh vào năm 2020. Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ hàng ngày hiện thấp hơn trên 1 triệu thùng so với lúc sản lượng cao kỷ lục.

Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates ở Houston cho biết: "Dự trữ dầu của thế giới tiếp tục giảm do các nhà sản xuất phải chật vật để khôi phục sản xuất về mức trước đại dịch", "Điều đó kết hợp với căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Nga về Ukraine tạo lực đẩy mạnh mẽ cho giá dầu tiếp tục đi lên." Đó là chưa kể việc nhu cầu vẫn tiếp tục mạnh, cho thấy lượng dự trữ có thể sẽ còn giảm nữa.

Michael Tran, chiến lược gia hàng hóa tại RBC Capital Markets, viết: "Trong lịch sử, giá dầu thường tăng vọt mỗi khi nguồn cung bị thắt chặt, và các kho dự trữ cũng rất khó giải quyết được vấn đề trừ phi nhu cầu giảm đi hoặc bơm thêm nguồn cung".

May mắn là dự trữ dầu thô ở Mỹ tuần vừa qua đã tăng lên, trở thành một biện pháp cứu cánh quan trọng cho thị trường đang trong tình trạng khan hiếm. Theo đó dự trữ dầu thô tăng 2,4 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng tăng lên mức cao nhất trong gần một năm –

Tiêu thụ sản phẩm dầu tinh chế của Mỹ - thước đo nhu cầu dầu – đã tăng mạnh trở lại. Cung cấp sản phẩm dầu tinh chế của Mỹ trung bình trong 4 tuần qua là 21,2 triệu thùng/ngày, cao hơn so với trước khi xảy ra đại dịch. Trong đó, nhu cầu các sản phẩm chưng cất như dầu diesel tăng mạnh nhất trong khi tiêu thụ xăng đã giảm nhẹ trong mấy tuần gần đây.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC +, nhóm họp vào ngày 2 tháng 2 để xem xét một đợt tăng sản lượng khác.

Đầu tháng này, Goldman Sachs cho biết dầu Brent có thể đạt 100 USD/thùng vào quý 3, khiến nhiều công ty ở Phố Wall dự báo giá dầu có thể tăng 3 con số.

Barclays lưu ý rằng mặc dù giá có thể phản ứng một phần với "phần bù địa chính trị", nhưng các nguyên tắc cơ bản cơ bản đang thúc đẩy giá tăng cao hơn.

Ngân hàng Barclays lưu ý rằng bên cạnh yếu tố địa chính trị, các nguyên tắc cơ bản đang thúc đẩy giá dầu tăng, do đó xu hướng giá tăng sẽ chưa sớm dừng lại. Ngân hàng này đã nâng dự báo giá dầu trung bình thêm 5 USD/thùng cho năm nay, với lý do công suất dự phòng bị thu hẹp và rủi ro chính trị gia tăng. Động thái này theo sau một quyết định tương tự của ngân hàng Morgan Stanley vào tuần trước, khi họ dự kiến giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng vào quý III/2022.

Tham khảo: Refinitf, Cnbc

https://cafef.vn/gia-dau-vuot-90-usd-thung-do-cang-thang-nga-ukraina-20220127015107615.chn

Vân Chi

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên