MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá điện "có tăng, có giảm", nhưng bao giờ "giảm"?

24-08-2024 - 14:24 PM | Thị trường

Theo quy định, giá điện có tăng, có giảm nhưng người tiêu dùng băn khoăn bao giờ giảm. Cơ hội giảm giá càng trở nên khó hơn hơn khi số lỗ của EVN "đội" thêm

Tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương diễn ra hồi tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng mà sẽ có giảm.

Giá điện

Giá điện ngày càng khó giảm. Ảnh: EVN

Theo Thứ trưởng Công Thương, điều chỉnh giá điện phải thực hiện theo Quyết định 05 của Thủ tướng, áp dụng từ ngày 15-5-2024. Theo đó, nếu đủ cơ sở, yếu tố để giảm giá điện khi các chi phí đầu vào giảm 1% thì giá điện sẽ phải giảm ngay.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, thông tin số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gia tăng, có thời điểm bán điện dưới giá thành, nỗi lo về việc điều chỉnh tăng giá điện càng gần hơn.

Trong khi đó, báo cáo từ EVN cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, huy động từ nguồn thủy điện đạt 40,9 tỉ kWh, chỉ chiếm 22,8%. Con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 1% thị phần dù năm nay, các hồ thủy điện miền Bắc nước về nhiều. 

Trong khi đó, đây là loại hình có giá thành điện thương phẩm bình quân thấp, thấp hơn giá bán điện cho người dùng. Còn huy động từ các nguồn điện giá cao chiếm tỉ trọng lớn, như nhiệt điện than chiếm chiếm 53,7%; Tua-bin khí chiếm 8,2%...

Đáng lo ngại, dự báo về giá điện, tại tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" mới đây, PGS-TS Bùi Xuân Hồi, chuyên gia Kinh tế năng lượng, cho biết cơ cấu nguồn điện dù có nỗ lực đến mấy cũng không thể bỏ qua nguồn năng lượng cơ sở bao gồm điện than, điện khí.

"Tất cả nguồn tái tạo có vào đến mấy thì điện cơ sở vẫn rất quan trọng. Và nếu điện cơ sở quan trọng như thế thì trong xu hướng giá nhiên liệu đầu vào tăng như hiện nay, tôi cho rằng giá thành cung cấp điện chắc chắn sẽ tăng. Vấn đề địa chính trị như thế này không thể kỳ vọng giá đầu vào ngay lập tức xuống được, thậm chí nó sẽ ở mức dao động mới cao hơn. Phải chấp nhận điều đó" - ông Hồi nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam kỳ vọng đạt Net Zero vào năm 2050, những nước khác cũng mong muốn điện sạch và PGS-TS Bùi Xuân Hồi khẳng định không có điện sạch giá rẻ.

"Điện mặt trời phát được 4 tiếng một ngày là tối đa, điện gió thì phập phù nên không thể nào nói những nguồn điện ấy sẽ có giá rẻ" - PGS-TS Hồi một lần nữa nhấn mạnh.

Theo Thùy Linh

Người lao động

Từ Khóa:
Trở lên trên