Giá điện tăng sốc 3.000%, một quốc gia Đông Nam Á mạnh tay điều chỉnh
Ảnh: CNN
Giá điện tại Singapore đã tăng tới 3.000% trong năm nay dù giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng giảm, đe dọa nhiều công ty bán lẻ phá sản.
- 19-06-2023Lý do gì khiến các nước châu Á như Việt Nam sử dụng điều hòa luôn tốn nhiều điện hơn các khu vực khác?
- 18-06-2023Sinh viên tự làm "máy điều hòa" chống nóng giá rẻ, đơn giản mà mát lạnh!
- 18-06-2023Trong khi tại Việt Nam giá điện tăng, người dân quốc gia “không thể sống thiếu điều hòa” lại được giảm hóa đơn tiền điện trong 3 tháng liên tiếp
Theo tờ Bloomberg, Singapore đang có kế hoạch điều chỉnh quyết liệt thị trường điện khi giá điện tăng vọt, động thái này một lần nữa đe dọa đến các nhà bán lẻ bán điện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Cụ thể, từ ngày 1/7, Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore (EMA) sẽ giới hạn giá điện bán buôn bằng cách sử dụng công thức gắn với khí đốt tự nhiên và chi phí phát điện. Động thái này xảy ra sau giá điện tại đảo quốc sư tử tăng tới 3.000% trong năm nay mặc dù chi phí khí đốt tự nhiên hóa lỏng - nhiên liệu chính của quốc gia - giảm mạnh.
Cơ quan quản lý đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành về cách tốt nhất để ngăn giá tăng vọt. Cách đây hai năm, một đợt tăng giá đã dẫn đến sự phá sản của hàng loạt nhà bán lẻ độc lập. Theo EMA, sự biến động cũng khiến các công ty bán lẻ không muốn gia tăng đầu tư vào công suất phát điện để giảm bớt tình trạng thiếu hụt.
Tháng trước, giá điện đã lên tới 3.594 đô la Singapore/MWh (2.685 đô la Mỹ) sau khi một nhà máy điện ở đảo Jurong (Singapore) đóng cửa để nâng cấp tuabin trong thời tiết nắng nóng bất thường. Trong khi đó, giá LNG đã giảm 86% kể từ tháng 3/2022.
Quốc gia này nổi tiếng là đất nước “nghiện” sử dụng điều hòa nhiệt độ, nó gần như đã trở thành một lối sống đặc thù của người dân nơi đây. Một văn phòng hoặc trung tâm mua sắm mà không có điều hòa gần như là điều không tưởng; 99% chung cư tư nhân và phần lớn các tòa nhà công cộng đều được trang bị điều hòa.
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng gọi điều hòa không khí là "phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20" và ghi nhận nó đã giúp hòn đảo này trở thành một trong những trung tâm tài chính ưu việt của thế giới.
Nhưng tình yêu của người dân Singapore cũng đi kèm với hệ quả rất lớn. Nó đã "nhốt" quốc gia vốn đã nóng bức ngày càng nóng hơn, điều mà chuyên gia gọi là "vòng luẩn quẩn nguy hiểm".
Đó là nghịch lý Catch 22 (đề cập đến một tình huống hoặc quy tắc mâu thuẫn như kiểu con gà-quả trứng) của biến đổi khí hậu mà tất cả các quốc gia dựa vào điều hòa không khí phải đối mặt để làm cho cuộc sống trở nên dễ chịu hơn một chút.
Nói một cách đơn giản: thế giới càng ấm lên thì càng có nhiều người chuyển sang sử dụng điều hòa nhiệt độ. Và họ càng sử dụng điều hòa, thế giới càng ấm lên.
Với lối sống này, việc tăng giá điện chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp lớn, nhỏ.
Nhịp sống thị trường