Giá gỗ phục hồi mạnh mẽ, dự báo doanh thu gỗ của Phú Tài tăng trưởng 16%/năm giai đoạn 2023-2026
MBS ước tính khi hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy Phù Cát số 3 vào năm 2023, công suất chế biến gỗ của PTB sẽ đạt 102.050 m3/năm, tăng 59,8% công suất so với năm 2020, kỳ vọng đưa mức doanh thu gỗ đạt mức tăng trưởng kép CAGR 16,19% trong giai đoạn 2023-2026.
- 02-03-2022FLC, Bamboo Airways "bắt tay" chiến lược nhiều đối tác lớn tại Đức
- 25-02-2022Kinh doanh thịt bò có thể giúp Vinamilk tăng trưởng hai chữ số, mang về doanh thu 2.000 tỷ đồng trong năm đầu tiên
- 17-02-2022Hyundai Thành Công - tập đoàn tỷ đô kín tiếng chạy đua giành quyền sở hữu Eximbank, bán nhiều xe hơn Toyota, có lúc lãi vượt Thaco
CTCP Chứng khoán MB vừa có báo cáo phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Phú Tài (mã PTB).
Theo đó, năm 2021, CTCP Phú Tài ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. LNST của PTB đạt hơn 526 tỷ đồng, tăng 38,75% so với năm 2020. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 6.500 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2020 và tăng 17% so với thời điểm trước dịch. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của PTB đến từ 3 mảng chính là đá, gỗ và xe ô tô Toyota (chiếm 91% tổng doanh thu), năm 2021 Phú Tài phát sinh thêm mảng doanh thu từ bất động sản - mảng đem lại 200 tỷ đồng lợi nhuận cho công ty.
Năm 2021, mảng gỗ tiếp tục là mảng dẫn đầu khi doanh thu từ sản phẩm gỗ đạt 3.430 tỷ đồng, chiếm 53% tổng doanh thu của PTB. Theo báo cáo phân tích của MBS, ngành gỗ của Phú Tài có kết quả tích cực nhờ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, cùng với việc giá gỗ thế giới hồi phục mạnh mẽ từ tháng 6/2021 lên giao dịch tại mức 1.366,7 USD (tỷ lệ tăng trưởng 167,34%). Dự báo trong các năm tới, doanh thu từ mảng gỗ tiếp tục tăng trưởng nhờ các hiệp định thương mại và nhu cầu nội thất cao tại Mỹ.
Doanh thu mảng kinh doanh gỗ qua các năm (tỷ đồng). Nguồn: PTB, MBS Research
Phú Tài hiện đang vận hành 4 nhà máy chế biến gỗ: Phù Cát và Thắng Lợi tại Bình Định, Phú Tài và Vina G7 tại Đồng Nai với tổng công suất 50.000 m3 gỗ nguyên liệu và 84.050 m3 gỗ tinh chế. Theo MBS ước tính khi hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy Phù Cát số 3 vào năm 2023, công suất chế biến gỗ của PTB sẽ đạt 102.050 m3/năm, tăng 59,8% công suất so với năm 2020, kỳ vọng đưa mức doanh thu gỗ đạt mức tăng trưởng kép CAGR 16,19% trong giai đoạn 2023-2026.
Mảng kinh doanh đá có mức tăng trưởng ổn định qua các năm, CAGR mảng này đạt 16,17% trong 9 năm trở lại đây nhờ sự đi lên của phân khúc xây dựng nhà ở ổn định. Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động xây dựng bị ảnh hưởng, tuy nhiên doanh thu mảng đá của Phú Tài vẫn đạt hơn 1.453 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2020. Năm 2022 đánh dấu sự phục hồi sau đại dịch, MBS dự báo doanh thu mảng đá nội địa tăng nhẹ 2% nhờ nhu cầu xây dựng nhà ở phục hồi từ Q4/2021.
Trong giai đoạn 2022-2023, phân khúc đá thạch anh của Việt Nam nói chung và Phú Tài nói riêng được hưởng lợi do Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá với Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Phú Tài cũng đã và đang đầu tư vào một nhà máy thạch anh mới tại Đồng Nai với công suất 450.000 m3 cùng với mục tiêu chinh phục 2 thị trường lớn là Mỹ và Úc.
MBS dự kiến doanh thu của đá thạch anh sẽ đạt 250 tỷ đồng trong năm 2022, với mức tỷ suất LN gộp đạt 30%. Biên lợi nhuận gộp mảng đá của công ty tăng lên 30,5% trong năm 2022 và tăng lên 31% trong các năm tới.
Mảng phân phối xe ô tô Toyota đóng góp 15,61% tổng doanh thu, tiếp tục giảm trong năm 2021 do dịch Covid-19 và sự thiếu hụt ô tô nhập khẩu. Trước đó, năm 2019 doanh thu phân phối Toyota ghi nhận mức tăng trưởng 28,17% do năm 2018 bị ảnh hưởng nặng bởi sự thiếu hụt ô tô toàn cầu. Thế nhưng 2 năm địa dịch hoạt động kinh doanh ô tô của PTB bị ảnh hưởng nặng nề, doanh thu năm 2020, 2021 lần lượt giảm 43,87% n/n và 3,47% n/n.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị