MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá khí gas Châu Á có thể đã đạt đỉnh

26-11-2020 - 12:53 PM | Thị trường

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường Châu Á có thể đã đạt mức cao nhất của năm, khi những khách hàng lớn có thể đã mua đủ hàng dùng cho mùa Đông năm nay.

Mặc dù nguồn cung vẫn có nguy cơ bị gián đoạn do các nhà máy có thể tạm ngừng hoạt động đột xuất, nhưng tình hình thị trường hiện tại cho thấy, nhu cầu đã qua giai đoạn cao nhất trong năm nay, trong khi nguồn cung vẫn dồi dào.

Trên thị trường Châu Á, giá LNG giao ngay hôm 20/11 ở mức 6,4 USD/mmBtu, giảm 14,7% kể từ thời điểm giá đạt mức cao nhất năm nay, là 7,5 USD/ounce của ngày 30/10.

Sự cố ngừng hoạt động ở nhà máy Bintalu LNG ở Malaysia đã được giải quyết. Nguồn cung nhìn chung đang dồi dào, nhất là sau khi Mỹ khôi phục xuất khẩu sang Châu Á.

Trong nước, giá gas đang đứng ở mức cao sau khi đồng loạt điều chỉnh tăng giá bán từ đầu tháng 11/2020, vì giá gas trong nước có độ trễ so với giá thế giới.

Ngày 31/10, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo từ 1/11 giá bán gas tăng thêm 19.000 đồng/bình 12 kg, đưa giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng là 343.500 đồng/bình 12 kg. Các công ty khác như Gas Pacific Petro, City Petro, ESGas cũng đồng loạt công bố giá gas tăng 19.000 đồng/bình 12 kg ở cùng thời điểm. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng không vượt quá quá 366.000 đồng/bình 12 kg.

Như vậy, giá gas tăng liên tiếp trong năm tháng (tính từ tháng 7 đến tháng 11). Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 7 giá gas tăng với tổng mức 114.500 đồng/bình 12 kg.

Nguồn cung khí hóa lỏng (LPG) cho thị trường Việt Nam đến từ một số doạnh nghiệp trong nước được cấp từ các nhà máy xử lý khí và nhà máy lọc dầu (Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Cà Mau; Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy Condesate Đông Phương). Bên cạnh đó còn có nguồn nhập khẩu, theo đó Việt Nam nhập khẩu LPG của Việt Nam chủ yếu từ các nước: Trung Quốc (chiếm 56%), Quata (chiếm 14%), Cô Oét (chiếm 14%), Thái Lan (chiếm 9%) và Saudi Arabia (chiếm 7%).

Trong 9 tháng năm 2020, sản lượng LPG tiêu thụ của Việt Nam đạt 1.717.881 tấn (tăng 3%) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, nguồn cung nội địa đạt 549.948 tấn (chiếm 32%), nhập khẩu đạt 1.162.933 tấn (chiếm 68%). Tuy nhiên, dự kiến 3 tháng cuối năm lượng LPG tiêu thụ sẽ tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 9% so với năm 2019.

Thị trường LPG tại Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn gần đây (khoảng 10%) so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới và khu vực (khoảng 4%).

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên