Giá lương thực giảm sau 5 tháng tăng liên tiếp
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số lương thực trong tháng 7 đã giảm 0,8% xuống còn 161,9 điểm do giá ngô và giá lúa mì đi xuống.
- 08-07-2016Giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua
- 10-09-2015Giá lương thực thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua
- 04-04-2014Giá lương thực thế giới lên mức cao nhất trong 10 tháng
Lần đầu tiên trong 6 tháng, giá lương thực giảm cho thấy các mặt hàng nông sản ít có khả năng tăng giá trong ngắn hạn.
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số lương thực trong tháng 7 đã giảm 0,8% xuống còn 161,9 điểm do giá ngô và giá lúa mì đi xuống.
Sản lượng vượt cung trong lúc nhu cầu yếu khiến giá lương thực liên tiếp gặp sức ép trong vài năm qua, vào đầu năm nay có lúc chỉ số giá lương thực đã rơi xuống mức thấp trong 7 năm. Tuy nhiên, nhờ những tác động tích cực từ thị trường ngũ cốc và đường, cùng với yếu tố thời tiết tại Nam Phi và đồng USD yếu, chỉ số giá lương thực đã tăng trong 5 tháng liên tiếp.
So với cùng thời điểm năm ngoái, giá lương thực hiện cũng thấp hơn 1,4%. Chỉ số giá lương thực của FAO được tính dựa trên sự thay đổi hàng tháng của những mặt hàng ngũ cốc, dầu thực vật, các sản phẩm từ sữa, thịt và và đường.
Trong các mặt hàng lương thực, ngũ cốc giảm mạnh nhất với mức giảm 5,6% so với tháng 6 và giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng của Mỹ tăng vượt dự báo. Giá các loại dầu thực vật cũng đóng góp mức giảm 2,8%.
Chỉ số các sản phẩm từ bơ sữa của FAO tăng 3,2% nhờ giá bơ tại EU tăng 14% do sản lượng sữa tại khu vực này có dấu hiệu đi xuống. Trong khi đó, giá thịt cũng tăng 1,3% nhờ nhu cầu tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc vẫn tăng ổn định cũng như tình trạnh khan hiếm thịt lợn tại EU.
Đồng nội tệ Brazil mạnh lên khiến xuát khẩu đường của nước này gặp khó khăn cùng với nhu cầu trong nước tăng đẩy chỉ số giá đường của FAO tăng 1%.
Người đồng hành