Giá lương thực toàn cầu đang giảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua "đắt"
Số liệu thống kê cho thấy giá nhiều loại thực phẩm đã bắt đầu giảm xuống nhưng chúng vẫn neo cao hơn rất nhiều so với các năm trước.
- 07-07-2022Nghịch lý lương thực dùng để nuôi ... ô tô
- 25-06-2022Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có
- 18-06-2022Sri Lanka và cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có: Nông dân ngừng cấy lúa, người lao động được nghỉ ở nhà để 'tự cung tự cấp' lương thực
- 06-06-2022Thế giới cạn kiệt “vàng đen”, lương thực, thuốc men và khí hậu đều bị đe dọa
- 05-06-2022Blogger Trung Quốc: Việt Nam chỉ mất 10 năm chuyển mình thành nước xuất khẩu lương thực
Tại châu Á – Thái Bình Dương, giá dầu hướng dương và dầu cọ của Ấn Độ đã lần lượt giảm 7 và 12% trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến tháng 6. Cùng thời kỳ, giá dầu cọ tại Bangladesh giảm gần 25%.
Tại Việt Nam, giá cà phê bán buôn đã giảm gần 5% trong tháng 7 so với thời điểm cuối tháng 2. Ở bên kia địa cầu, giá bơ từ các nhà xuất khẩu lớn nhất là Mexico, Peru và Colombia cũng đã giảm. Theo nhóm dữ liệu hàng hóa nông nghiệp Tridge, giá bơ bán buôn Mexico giảm 27% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 trong khi giá bơ Colombia giảm gần 40% cùng kỳ.
Tuy nhiên, giá bơ có những điểm khác biệt. Thị trường bơ bị ảnh hưởng bởi cung vượt quá cầu của Peru, dẫn tới áp lực cho giá bơ trong khu vực.
Lạm phát giá đang khiến người tiêu dùng hạn chế một số loại thực phẩm mặc dù chúng là nhu cầu thiết yếu và có những lo ngại về an ninh lương thực. Hơn nữa, lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra đang buộc nhiều hộ gia đình phải thắt lưng buộc bụng.
"Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường. Trước hết, nỗi lo suy thoái toàn cầu khiến nhu cầu sụt giảm. Cũng bởi vì giá cả quá cao, người tiêu dùng đang chi tiêu ít hơn hoặc tìm kiếm các sản phẩm thay thế", Minwoo Nam, người phát ngôn của Tridge, cho biết.
Các nhà giao dịch thực phẩm và những người tham gia thị trường cũng chia sẻ rằng một số quỹ đầu cơ cũng bắt đầu thanh lý vị thế của họ đối với các loại hàng hóa. Dẫu vậy, dù lo ngại lạm phát lương thực đã phần nào giảm bớt nhưng giá nhiều mặt hàng nông sản vẫn ở mức cao so với bình quân hàng năm.
Theo ông Nam, ở thời điểm hiện tại, nguồn cung lương thực vẫn thiếu do gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu lương thực tăng cao. Nhưng ít nhất, nỗ lực của một số chính phủ và các ngân hàng trung ương đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc hạ nhiệt giá lương thực.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, số liệu tháng 6 cho thấy giá dầu thực vật, ngũ cốc và đường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá thịt và sữa lại tăng. Giá lúa mì, dù đã giảm trong tháng 6 so với kỷ lục hồi tháng 5 nhưng vẫn cao hơn 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Nga và Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc góp phần làm giảm những lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Đối với châu Á – Thái Bình Dương, giá lương thực có thể vẫn chưa đạt đỉnh vì chúng có xu hướng tụt hậu so với diễn biến chung toàn cầu, Sonal Varma, chuyên gia kinh tế trưởng của Nomura phụ trách châu Á ngoại trừ Nhật Bản, cho biết.
Theo Nomura, các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ dường như sẽ chứng kiến giá lương thực đạt đỉnh vào nửa cuối năm nay.
Hàng loạt các vấn đề đang khiến giá lương thực trở thành nỗi lo của nhiều quốc gia. Dù đã có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn đề nhiều khả năng chưa được giải quyết triệt để. Giá nguyên liệu tăng vọt khiến giá lương thực sẽ khó co thể giảm xuống trong tương lai gần.
Tham khảo: CNBC
.