MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá một loại hàng hóa sẽ không ngừng tăng vọt

10-07-2022 - 08:09 AM | Thị trường

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong khi giá dầu thô và các mặt hàng khác đã giảm trong tuần qua trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng và thị trường kém thanh khoản hơn vào mùa hè, một mặt hàng đang đi ngược xu hướng và tiếp tục tăng cao.

Giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tại trung tâm TTF của Hà Lan đã chạm mức cao nhất trong gần 4 tháng vào đầu tuần này. Các nhà phân tích cho biết giá đã tăng vọt 700% kể từ đầu năm 2021.

Giá khí đốt tăng vọt

Giá khí đốt bắt đầu tăng vọt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng vào mùa thu năm ngoái. Sau đó, cuộc khủng hoảng về giá đã nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào cuối tháng 2, khiến EU chạy đua để nhập càng nhiều nguồn cung cấp khí đốt của Nga càng tốt, trong khi Nga cắt giảm việc giao hàng cho các khách hàng lớn - bao gồm cả Đức và Ý.

Trong ba tuần kể từ khi Nga giảm nguồn cung sang châu Âu và sự cố ngừng hoạt động tại cơ sở Freeport LNG của Mỹ khiến xuất khẩu ngừng hoạt động, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng 60%.

Hợp đồng khí đốt tương lai TTF (Hà Lan) tháng trước tăng 8% lên 179 USD (175 euro) mỗi megawatt-giờ (MWh), chạm mức cao nhất kể từ tháng ba. Giá cao gấp 5 lần so với thời điểm này vào năm 2021.

Theo ông Ole Hansen, Giám đốc Chiến lược Hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, con số này cũng cao hơn 11 lần so với mức trung bình dài hạn. Đồng thời, ông cũng lưu ý, giá khí đốt của châu Âu đã tăng lên tương đương 300 USD/thùng dầu thô.

Trong khi đó, các mặt hàng khác, bao gồm dầu thô đã sụt giảm kể từ giữa tháng 6 khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất chính nhiều nhất trong nhiều thập kỷ để chống lại lạm phát cao nhất trong hơn 40 năm do năng lượng và nhiên liệu, giá cả hàng hóa tăng cao.

Nguồn cung cấp khí đốt từ Nga đến châu Âu cũng giảm đáng kể, việc bảo dưỡng định kỳ đường ống Nord Stream sẽ bắt đầu vào ngày 11/7. Tuy nhiên, một số nguồn lo ngại rằng Nga có thể không khôi phục nguồn cung sau khi quá trình bảo trì kết thúc. Điều đó cũng là những yếu tố quan trọng gây ra lo ngại suy thoái ở các nền kinh tế Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như tất cả các nền kinh tế ở EU, trong tương lai rất gần.

Khủng hoảng LNG năm 1970 quay lại?

Giá một loại hàng hóa sẽ không ngừng tăng vọt - Ảnh 1.

Thị trường năng lượng đã có nhiều thay đổi kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine diễn ra, làm nổi bật thực tế rằng khí đốt đã trở thành một mặt hàng mang tầm cỡ toàn cầu trong những năm gần đây, với nhu cầu LNG mạnh mẽ ở châu Âu khiến giá cả trong khu vực và châu Á tăng lên.

Khả năng xuất khẩu của Mỹ - bù đắp cho nguồn cung của Nga giảm cũng đã khiến giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tại Henry Hub tăng hơn 4 lần trong năm ngoái. Kể từ khi cơ sở sản xuất LNG Freeport ngừng hoạt động, giá khí đốt của Mỹ đã giảm 40%, lý do là sẽ có nhiều khí đốt hơn để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Kevin Book, giám đốc điều hành của ClearView Energy Partners tại Mỹ, nói với Bloomberg vào đầu tuần này: “Đây là những năm 1970 đối với khí đốt tự nhiên”.

Chưa bao giờ châu Âu cần đa dạng hóa và hiểu rõ tầm quan trọng của khí đốt như một loại hàng hóa toàn cầu hơn là khu vực như thời điểm hiện tại. Hiện, Châu Âu đang rất cố gắng xây dựng một số bến nhập khẩu LNG – đã được kích hoạt từ Hy Lạp đến Đức và Phần Lan, nhưng sẽ mất một thời gian để châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Mục tiêu của Liên minh Châu Âu là điều này sẽ xảy ra vào năm 2027.

Đầu tư vào LNG đã trở lại

Các nhà lãnh đạo của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của LNG trong hội nghị thượng đỉnh của họ tại Đức vào cuối tháng 6. Trong khi tái ủng hộ đối với các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu, các nhà lãnh đạo G7 thừa nhận rằng cần phải đầu tư vào lĩnh vực LNG để giải quyết vấn đề hiện tại.

Trong khi đó, những người mua LNG đang sử dụng các hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn cung cấp dài hạn cho khí đốt không phải của Nga và để bảo vệ mình khỏi giá giao ngay biến động.

Theo Massimo Di-Odoardo, Phó Chủ tịch Nghiên cứu Khí và LNG tại Wood Mackenzie, “Nhiều dự án LNG đang được đầu tư, phần lớn do gia tăng nhanh chóng nhu cầu LNG của châu Âu, với các nhà xuất khẩu LNG Mỹ đang cố gắng chiếm vị thế vốn có của Nga”.

Qatar cũng đang tăng đáng kể năng lực xuất khẩu LNG thông qua dự án LNG lớn nhất thế giới, được khởi động một năm trước khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu. Hàng loạt các “gã khổng lồ”, có tên tuổi trên thị trường LNG: ExxonMobil, ConocoPhillips, Eni, TotalEnergies và Shell đều đã tham gia với QatarEnergy với tư cách là đối tác trong dự án mở rộng North Field East trong những tuần gần đây.

Thị trường khí đốt được dự kiến sẽ thắt chặt cho đến khi Mỹ và Qatar đủ sản lượng bổ sung vào giữa thập kỷ này. Đợt tăng giá khí đốt hiện tại của châu Âu kể từ khi Nga cắt giảm sản lượng có thể vẫn chưa kết thúc do EU tranh giành nguồn cung thay thế để ngăn chặn tình trạng phân bổ và suy thoái trong mùa đông này

Tham khảo: Oilprice

https://cafef.vn/gia-mot-loai-hang-hoa-se-khong-ngung-tang-vot-20220709174903822.chn

Quỳnh Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên