Giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp dệt may tìm cách gỡ khó
Nguyên phụ liệu liên tục tăng cao, lương công nhân cũng không thể điều chỉnh giảm, điều này đã khiến các DN dệt may đầy đủ đơn hàng vẫn đau đầu lên kế hoạch sản xuất.
- 19-03-2022Ngành dệt may nỗ lực "xanh hóa" sản xuất, "săn" đơn hàng
- 10-03-2022Xuất khẩu ngành dệt may đã đến lúc "sóng yên biển lặng"?
- 27-02-2022Vì sao cho thuê bất động sản KCN là động lực tăng trưởng doanh thu chính của một số công ty dệt may năm 2022?
Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn, các doanh nghiệp đã từng bước gỡ khó nguồn cung và chi phí đầu vào bằng những giải pháp nội tại, đảm bảo cân đối năng suất lao động và doanh thu của doanh nghiệp.
Đang chuẩn bị ra những mẫu mới cho mùa xuân hè với 30 - 40 mẫu sản phẩm, nhưng tất cả vải nhập từ Trung Quốc qua đường bộ phải tạm dừng, khiến doanh nghiệp phải tìm 2 nhà cung ứng vải trong nước khác với chất lượng tương đương và chấp nhận giá nguyên phụ liệu tăng do ký hợp đồng sát ngày.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại một công ty ở Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
"Giá nguyên phụ liệu tăng từ 10 - 20%, chi phí logistics tăng 10 - 25%, thậm chí 100%. Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng, doanh nghiệp của mình chỉ cố gắng tăng giá tối đa 5%. Nguồn cung vật liệu hướng tới các nhà cung cấp trong nước, dự trữ nguyên vật liệu ở trong kho hàng nhiều hơn", anh Hoàng Ngọc Khánh, Nhà sáng lập, Giám đốc Điều hành Liberty Wings, cho biết.
Doanh nghiệp dệt may chuyên phục vụ thị trường nội địa đã khó, doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu lại càng khó khăn hơn khi biên độ tăng giá với các đối tác nước ngoài đã tiệm cận mức cao nhất có thể, trong khi chi phí đầu vào vẫn tăng từng ngày. Vì vậy "thắt lưng buộc bụng" là cách họ triển khai.
"Chúng tôi quản trị rất chặt về mặt định mức nguyên phụ liệu để cấu thành sản phẩm. Trước kia chúng tôi đã làm thường xuyên, nhưng năm nay chúng tôi làm sâu hơn, chặt hơn, quyết liệt hơn. Chi phí gia công trên tổng giá thành một sản phẩm sơ mi của chúng tôi hiện nay chiếm từ 15 - 20%. Nếu tăng năng suất cho phần gia công, nó cũng sẽ làm giảm áp lực tăng thêm chi phí trong bối cảnh không tăng được giá bán của sản phẩm", Tổng Giám đốc Tổng CTCP May 10 Thân Đức Việt chia sẻ.
"Chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ liên quan cũng như các tỉnh, thành có cửa khẩu có thể đưa ra giải pháp thông quan hàng hóa nhanh chóng để doanh nghiệp có hàng hóa về, kịp tiến độ sản xuất. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng chủ động tìm nhà cung cấp nguyên liệu trong nước và tìm nguồn từ các nước ASEAN", ông Đỗ Xuân Hưng, Giám đốc Tài chính, Công ty TNHH May Tinh Lợi, cho hay.
Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cũng cho biết, hiện tại các đơn hàng đã kín hết quý 2 và trước tình hình diễn biến giá cả đầu vào như hiện nay, họ phải cân nhắc từng đơn hàng chứ không nhận tất cả, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
VTV.VN