Giá nguyên liệu tăng, triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp sữa 2022 kém khả quan
Vinamilk, Sữa Quốc Tế, Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu doanh thu 2022 tăng nhưng lợi nhuận giảm. Thu nhập giảm sau 2 năm đại dịch cùng lạm phát khiến người dân thắt chặt chi tiêu và có xu hướng lựa chọn sản phẩm kỹ hơn. Giá bột sữa, thức ăn chăn nuôi và giá dầu tiếp tục gia tăng và sẽ chưa điều chỉnh sớm trong nửa đầu 2022.
- 26-10-2020Nhiều doanh nghiệp sữa lãi lớn trong quý III
- 01-08-2020Doanh nghiệp sữa tăng trưởng bất chấp Covid-19: Lợi nhuận Vinamilk lập đỉnh mới, IDP chuyển từ lỗ sang lãi lớn
- 25-06-2020Hàng loạt quán trà sữa thuê mặt bằng 15.000 USD/tháng phải đóng cửa, sếp KPMG chỉ ra sai lầm của hầu hết doanh nghiệp Việt
Theo SSI Research, giá bơ và sữa trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao, do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và sản lượng tại các khu vực sản xuất sữa lớn ở Tây Âu cũng như châu Đại Dương thấp hơn dự kiến.
Trong báo cáo gần đây, Rabobank ước tính thị trường thế giới tiếp tục duy trì mức giá cao đối với mặt hàng sữa trong năm nay. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu mạnh do từ thị trường Trung Quốc. Song, nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này có thể sẽ bắt đầu giảm vào năm tới khi tồn kho tăng và hoạt động logistic toàn cầu cải thiện, cũng như kế hoạch mở rộng đàn bò của Trung Quốc để tăng nguồn cung trong nước bắt đầu đem lại sản lượng.
Do vậy, SSI Research nhận định giá đầu vào của doanh nghiệp sữa như bột sữa, thức ăn chăn nuôi và giá dầu tiếp tục gia tăng và sẽ chưa điều chỉnh sớm trong nửa đầu 2022.
Giá trúng thầu sữa (USD/tấn)
Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sau khi nền kinh tế mở cửa có sự phục hồi, đặc biệt là so với nền thấp quý III/2021. Song thu nhập của người dân qua 2 năm đại dịch đã bị ảnh hưởng, trong khi lạm phát tăng cao khiến cho hiệu ứng cắt giảm chi tiêu trong lựa chọn sản phẩm vẫn tiếp diễn.
Những diễn biến này ảnh hưởng lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa. Bởi vậy, các doanh nghiệp sữa lớn như Vinamilk, Sữa Quốc Tế, Đường Quảng Ngãi đều đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng năm 2022, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
Cụ thể, theo báo cáo thường niên 2022, Vinamilk ( HoSE: VNM ) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2022 tăng gần 5% lên 64.070 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021. Nếu không thể vượt kế hoạch, 2022 sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có lợi nhuận giảm và về mức thấp nhất trong vòng 5 năm.
Đơn vị: tỷ đồng |
SSI Research cho biết Vinamilk đã chốt hợp đồng sữa nguyên vật liệu đến quý II. Tại thời điểm hiện tại, giá sữa bột nguyên kem và tách kem vẫn ở mức cao, giá thức ăn chăn nuôi, giá đường và giá dầu tăng tạo áp lực lên biên lợi nhuận của công ty sữa trong các quý tới. Vinamilk tăng giá bán đối với một số mặt hàng trong giai đoạn giữa tháng 12/2021 và tháng 1 để bù đắp một phần chi phí tăng, mức tăng giá ít hơn 5%, theo tiết lộ của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ không có con đường nào dẫn tới thành công lại trải đầy hoa hồng. Để đạt được thành tựu, Vinamilk đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình khi các biến chủng Covid-19 gây tác động nghiêm trọng đến kinh tế và giao thương toàn cầu. Thu nhập bị ảnh hưởng dẫn đến sức mua của người dân thu hẹp kể cả đối với những mặt hàng cơ bản như thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nhu cầu tiêu dùng thường thay đổi theo tỷ lệ thuận với thu nhập của người dân, vì vậy hoàn toàn có thể kỳ vọng khi thu nhập tăng lên trong “điều kiện bình thường mới”, mức tiêu thụ cũng sẽ cải thiện mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, thực trạng giá nguyên vật liệu tăng mạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu và tiếp tục neo ở mức cao là bài toán khó không chỉ của riêng Vinamilk mà còn của rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất khác. Tổng giám đốc công ty sữa lớn nhất Việt Nam cho biết đơn vị đã và đang theo dõi sâu sát diễn biến giá nguyên liệu để lên kế hoạch mua hàng hiệu quả nhất.
Bất chấp diễn biến dịch bệnh, 3 năm qua lại là giai đoạn thăng hoa của Sữa Quốc Tế ( UPCoM: IDP ) sau những thay đổi về chủ sở hữu. Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo là năm chấm dứt chu kỳ tăng trưởng mạnh. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến trình mục tiêu doanh thu tăng 14% lên 5.500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 45% về 452 tỷ đồng. Mức kế hoạch lợi nhuận này thậm chí còn thấp hơn kế hoạch 2021 và thực hiện 2020.
Đơn vị: tỷ đồng |
Năm 2022, Đường Quảng Ngãi ( UPCoM: QNS ) – chủ sở hữu thương hiện sữa đậu nành Vinasoy đặt mục tiêu đạt 8.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với thực hiện 2021. Lãi sau thuế kế hoạch 1.008 tỷ đồng, giảm 20%. Song, Đường Quãng Ngãi trong nhiều năm qua thường đặt kế hoạch kinh doanh năm sau thấp hơn thực hiện năm trước và sau đó vượt mạnh.
Doanh nghiệp có 2 mảng kinh doanh chính là sữa và đường. Trong năm 2021, mảng sữa ghi nhận tăng trưởng 6% về doanh thu nhưng lợi nhuận giảm 8% do nhu cầu yếu và giá bán bình quân giảm nhẹ khi đơn vị tăng chiết khấu cho nhà phân phối để hỗ trợ trong thời gian dịch bệnh. Ngược lại, mảng đường tương đối thuận lợi, sản lượng tăng 24% và giá bán ra cao hơn giúp doanh thu tăng 59%, lợi nhuận gộp gấp 11,7 lần năm 2020.
Trái ngược các đơn vị trên, Mộc Châu Milk ( UPCoM: MCM ) – đơn vị thành viên Vinamilk lên kế hoạch doanh thu thuần tăng 6,7% đạt 3.122 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 7,6% đạt 343,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh nghiệp vẫn kỳ vọng lợi nhuận năm nay có tăng trưởng nhưng đã giảm tốc so với 2021 (13,6%).
Người đồng hành